Xã hội

Chánh án tối cao: "Tỉnh mà giám đốc thẩm bản án của tỉnh sẽ không khách quan"

Sáng 19.5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự án luật Tổ chức TAND sửa đổi.

Theo dự thảo, hệ thống tòa án bao gồm TAND tối cao, TAND cấp tỉnh và TAND khu vực (bỏ TAND cấp cao và TAND cấp huyện). Đồng thời sẽ lập 3 tòa án phúc thẩm thuộc TAND tối cao, đặt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Chánh án tối cao: 'Tỉnh mà giám đốc thẩm bản án của tỉnh sẽ không khách quan' - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn, đoàn Thanh Hóa

ẢNH: GIA HÂN

Đề xuất TAND khu vực xét xử tất cả vụ án hình sự

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) bày tỏ tán thành với việc sửa đổi mô hình tổ chức ngành tòa án như dự thảo. Song, ông đề nghị phân cấp, phân quyền hơn nữa cho TAND khu vực.

Hiện nay, dự thảo quy định TAND khu vực có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án dân sự, hành chính… và án hình sự với khung hình phạt 20 năm tù trở xuống, nếu trên 20 năm tù thì thẩm quyền thuộc TAND tỉnh.

Ông Hoàn đề xuất tăng thẩm quyền cho TAND khu vực xét xử tất cả các vụ án hình sự. TAND tỉnh sẽ xét xử phúc thẩm tất cả các vụ án mà TAND khu vực đã xét xử sơ thẩm.

Như vậy, sẽ không cần thành lập 3 tòa án phúc thẩm như dự thảo nữa. Chưa kể, việc chỉ có 3 tòa án phúc thẩm đặt tại 3 tỉnh như dự thảo sẽ khiến người dân phải di chuyển rất xa, chưa đảm bảo mục tiêu gần dân, sát dân, phục vụ dân tốt hơn.

Ông Hoàn còn đề nghị giao thêm thẩm quyền cho TAND tỉnh được tái thẩm, giám đốc thẩm đối với chính bản án của mình. Đồng thời, TAND tỉnh có thể phân bổ thẩm phán TAND tỉnh xuống TAND khu vực nhằm đảm bảo chất lượng xét xử.

Quy định cứng độ tuổi sẽ bỏ sót nhân tài?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn Hải Dương, thì đề nghị cân nhắc kỹ việc thành lập các tòa chuyên trách về phá sản, sở hữu trí tuệ thuộc TAND khu vực.

Theo bà Nga, thực tiễn xét xử cho thấy các loại án này không lớn, thậm chí có địa phương cả năm không phát sinh vụ án nào. Quy định như dự thảo sẽ kéo theo việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, biên chế, trong khi hiệu suất xét xử lại thấp.

Nữ đại biểu đề xuất bố trí thẩm phán chuyên trách trong các tòa án kinh tế hoặc dân sự, để đảm nhiệm thụ lý các vụ án về phá sản hoặc sở hữu trí tuệ, thay vì thành lập tòa chuyên trách như đã nêu.

Bà Nga cũng băn khoăn quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao phải có độ tuổi từ 45 trở lên. Bà nói, độ tuổi không thể là thước đo phản ánh năng lực, phẩm chất hay kinh nghiệm của thẩm phán. Nhiều người dù trẻ tuổi nhưng rất tài năng, bản lĩnh, từng xét xử nhiều vụ án lớn.

Việc giới hạn độ tuổi có thể dẫn tới bỏ sót những người có năng lực, thay vào đó nên chú trọng đến năng lực chuyên môn, thời gian công tác, đạo đức nghề nghiệp… Nếu vẫn cần quy định độ tuổi, bà Nga đề xuất bổ sung thêm các trường hợp đặc biệt để đảm bảo sự linh hoạt.

Chánh án tối cao: 'Tỉnh mà giám đốc thẩm bản án của tỉnh sẽ không khách quan' - Ảnh 2.

Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí

ẢNH: GIA HÂN

"Tỉnh mà giám đốc thẩm bản án của tỉnh sẽ không khách quan"

Phản hồi ý kiến các đại biểu, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí cho biết, nếu có thể tổ chức mô hình tòa án theo 2 cấp sơ thẩm, phúc thẩm một cách tuyệt đối thì "quá tốt". Tuy nhiên, điều này phải đồng bộ với hệ thống cơ quan tố tụng khác, phù hợp với năng lực của cán bộ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. 

Căn cứ điều kiện thực tiễn "chưa thể đáp ứng, yên tâm được", ông Trí nói dự thảo đã đẩy mạnh phân cấp xét xử cho TAND khu vực với tất cả án hành chính, dân sự…; riêng án hình sự thì chỉ xét xử với khung hình phạt từ 20 năm trở xuống.

Vì án hình sự có khung hình phạt trên 20 năm tù sẽ do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm, do đó đương nhiên phải có các TAND phúc thẩm thuộc TAND tối cao, để đảm bảo nguyên tắc xét xử 2 cấp.

Trước đề nghị của đại biểu về việc TAND tỉnh tái thẩm, giám đốc thẩm với chính bản án của mình, ông Trí cho rằng, nếu phân quyền quá nhiều sẽ khó kiểm soát trong việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất trong xét xử, "tỉnh mà giám đốc thẩm bản án của tỉnh sẽ không khách quan".

Về việc thành lập tòa án chuyên trách phá sản và sở hữu trí tuệ, Chánh án TAND tối cao thừa nhận, với bối cảnh hiện nay, nhu cầu giải quyết các loại án này chưa phải là quá lớn.

Song, với xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước, phá sản và sở hữu trí tuệ dần trở thành nhu cầu lớn, không thể thiếu của doanh nghiệp, đòi hỏi tính chuyên sâu. 

"Doanh nghiệp hay quan chức các nước có nhu cầu đầu tư lớn vào Việt Nam đều đặc biệt quan tâm đến tòa án phá sản và sở hữu trí tuệ, vào làm việc cái là họ hỏi ngay", ông Trí nói.

Các tin khác

Mỹ bị hạ tín nhiệm, phố Wall chao đảo, đồng USD suy yếu

Việc Moody’s hạ tín nhiệm của Mỹ khiến tâm lý thị trường toàn cầu bất ổn. Giá vàng tăng trở lại, đồng đô la Mỹ suy yếu và lợi suất trái phiếu tăng, trong bối cảnh lo ngại về chính sách kinh tế khó lường của Washington và khoản nợ công khổng lồ.

Khám phá địa chỉ phun môi công nghệ cao uy tín

Trong những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp môi ngày càng tăng cao đã kéo theo sự ra đời của nhiều công nghệ phun xăm môi hiện đại. Không chỉ giúp môi hồng hào và tươi tắn hơn, phun môi công nghệ cao còn là giải pháp dưỡng môi từ sâu bên trong. Bài viết này sẽ tiết lộ đến bạn địa chỉ phun môi uy tín cũng như các công nghệ phun môi phổ biến nhất hiện nay mà bạn không thể bỏ qua!

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới

Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) nhiệm kỳ 2025 – 2030, Đảng ủy và Ban lãnh đạo Tổng Công ty xác định khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là 3 trong những yếu tố tạo nền tảng tăng trưởng bền vững – động lực giúp Tổng Công ty giữ vững vị thế nhà sản xuất điện khí hàng đầu quốc gia và tiên phong trong chuyển dịch năng lượng xanh – sạch – bền vững.

SHB chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.

Công viên 65ha lớn bậc nhất Hà Nội đang thành hình

Khi Hà Nội ngày càng bị bê tông hóa, thiếu hụt nghiêm trọng không gian công cộng quy mô lớn, một công viên tích hợp cây xanh – mặt nước – thể thao ngoài trời đang dần hiện hữu tại quận Tây Hồ, mang đến kỳ vọng nâng tầm chất lượng sống cho cư dân khu vực.

Dòng vốn đầu tư vào Bình Định tăng mạnh

Theo Sở Tài chính Bình Định, từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh thu hút 42 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 14.331 tỷ đồng (tăng 90,9% về số dự án thu hút đầu tư mới và 388,03% về tổng số vốn đăng ký đầu tư so với cùng kỳ năm 2024).

Triển lãm Giảng Võ vang danh một thời đang chuẩn bị bước sang trang mới

Tại “trái tim” Ba Đình - trung tâm hành chính, chính trị quốc gia - Triển lãm Giảng Võ vang danh một thời đang chuẩn bị bước sang trang mới. Nơi từng là cánh cửa giao thương đầu tiên của Thủ đô giờ đây được kỳ vọng sẽ tái sinh thành một biểu tượng phồn vinh, hiện thân cho khát vọng vươn cao của một Hà Nội năng động, bản lĩnh trong kỷ nguyên hội nhập.