Một chàng trai họ Đồ (27 tuổi) chơi game thâu đêm suốt sáng và ngủ quên lúc nào không biết. Anh tỉnh giấc vì đau họng và khó thở nhưng chủ quan tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, các triệu chứng ngày càng nặng hơn, khi đến bệnh viện cấp cứu mới biết đó là bệnh viêm nắp thanh quản cấp tính. May mắn thay, nhờ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, chàng trai 27 tuổi đã giữ được mạng sống.
Viêm nắp thanh quản cấp tính là bệnh gì?
Viêm nắp thanh quản cấp tính là một tổn thương viêm cấp tính của nắp thanh quản và các mô xung quanh. Đây là một bệnh cấp tính về tai mũi họng. Bệnh khởi phát đột ngột và phát triển nhanh chóng. Các triệu chứng lâm sàng chính là đau họng dữ dội, nuốt khó và khó thở, nói lắp do phù nề nắp thanh quản cao. Trong trường hợp nặng có thể bị ngạt thở, hôn mê, sốc, thậm chí tử vong trong thời gian ngắn.
Mùa cao điểm cần chú ý đề phòng
Mùa đông xuân là thời điểm có tỷ lệ mắc bệnh viêm nắp thanh quản cấp tính cao. Nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc vi rút, dị ứng và có thể là khối u gây ra.
Viêm nắp thanh quản cấp tính thường xảy ra đột ngột vào ban đêm. Bác sĩ nhắc nhở mọi người khi bị viêm họng cấp tính nặng, đặc biệt là khó nuốt và khó thở thì không nên coi nhẹ là cảm lạnh, viêm họng mà phải đến bệnh viện khám để kiểm tra xem có bị viêm nắp thanh quản cấp tính hay không.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Khi đã được chẩn đoán là viêm nắp thanh quản cấp, bệnh nhân cần tích cực hợp tác với chẩn đoán và điều trị của bác sĩ, đồng thời ở lại bệnh viện theo dõi. Đại đa số bệnh nhân có thể khỏi bệnh nếu tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.
Có bốn lý do chính gây ra bệnh viêm nắp thanh quản bao gồm:
- Viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc nhiễm siêu vi: Hai loại này tương đối phổ biến.
- Dị ứng: Những người bị dị ứng có thể gặp các triệu chứng viêm nắp thanh quản sau khi cơ thể phản ứng với một số tác nhân từ bên ngoài.
- Tổn thương: Khi chúng ta bị chấn thương bởi ngoại lực, hoặc hít phải nhiệt độ cao và khí độc hại làm tổn thương thanh quản.
- Khối u: Bản thân nắp thanh quản phát triển các khối u, u nang và các tổn thương khác có thể gây ra nhiễm trùng đột ngột dẫn đến những thay đổi cấp tính ở nắp thanh quản.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Các triệu chứng của viêm nắp thanh quản là gì?
Giai đoạn đầu: Viêm họng hay viêm họng cấp tính.
Khác với bệnh viêm họng thông thường, viêm nắp thanh quản thường kèm theo cảm giác đau khi nuốt. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nuốt, khi ăn uống sẽ càng nặng thêm.
Giai đoạn trở nặng: Khó thở.
Một số bệnh nhân sẽ có các triệu chứng toàn thân, bao gồm sốt, mệt mỏi, khó nuốt, khó thở. Triệu chứng của bệnh viêm nắp thanh quản điển hình hơn đó là người bệnh đột ngột đau họng, kèm theo nuốt đau.
Lúc này, tình trạng viêm niêm mạc hầu họng, viêm amidan, viêm hầu họng cũng không rõ ràng. Tuy nhiên, viêm nắp thanh quản cấp tính thuộc một trong những bệnh gây ra các triệu chứng nặng thậm chí dẫn đến tử vong.
Ai dễ bị viêm nắp thanh quản cấp tính?
Những đối tượng đặc biệt dễ bị viêm nắp thanh quản cấp tính là người có thể chất kém, sức đề kháng yếu hoặc bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, trẻ em cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Mô xung quanh nắp thanh quản của trẻ nhỏ tương đối lỏng lẻo, tình trạng viêm nhiễm dễ lan rộng, dễ bị viêm nắp thanh quản cấp tính.
Thêm vào đó, những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên thức khuya, thích ăn đồ cay nóng, dễ gây kích thích cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Thức ăn cay và kích thích có thể ảnh hưởng đến vùng ngoại vi của nắp thanh quản và gây ra viêm nắp thanh quản.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Nếu bạn phát hiện hai dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức:
Trước khi bệnh khởi phát, hầu hết người bệnh đều có biểu hiện đau họng rõ rệt và cảm giác vướng khi nuốt. Dấu hiệu này không khác nhiều so với cảm giác đau của viêm amidan, viêm họng thông thường. Điều này cũng khiến cho việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn.
Nhưng viêm nắp thanh quản cấp tính xảy ra và phát triển nhanh chóng. Ở những bệnh nhân nặng, cơn khó thở sẽ xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh, gây ngạt thở kèm các phản ứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi chỉ trong vài giờ.
Cần lưu ý, những bệnh nhân có thể trạng kém sẽ có các triệu chứng toàn thân rõ ràng hơn, còn những người có thể trạng cường tráng thì ngược lại. Do đó, khi có một trong hai triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện ngay.
Phòng ngừa viêm nắp thanh quản cấp tính bằng cách nào?
- Tăng cường vận động, tránh thức khuya, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể;
- Đối với tình trạng viêm cấp tính của các cơ quan lân cận của nắp thanh quản, cần điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng;
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, bỏ thuốc lá, rượu bia, ăn ít đồ cay;
- Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu;
- Trẻ em có thể được tiêm vắc xin Haemophilus influenzae tuýp B để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Theo Sohu