Kinh doanh

Câu chuyện thành công và thất bại nhanh chóng của một hãng bánh quy trở thành bài học đắt giá cho dân kinh doanh

Khi Wally Amos thành lập hãng bánh quy nổi tiếng của Amos vào năm 1975, thương hiệu này đã trở thành một trong những câu chuyện thành công khó tin nhất trong ngành thực phẩm.

Sự trỗi dậy và sụp đổ của Wally Amos đã trở thành một trong những câu chuyện được nhiều người quan tâm. Dưới đây là câu chuyện về một người đàn ông da màu đã phá bỏ rào cản sắc tộc và làm thay đổi thị hiếu người tiêu dùng Mỹ, theo History.

Amos là ai?

Wally Amos, Jr sinh ra ở Florida vào năm 1936. Ông chuyển đến New York năm 12 tuổi để sống với dì Della. Amos đã bỏ học trung học, nhưng giành được bằng G.E.D. khi đang phục vụ trong Lực lượng Không quân. Năm 1957, ông trở lại New York và gia nhập William Morris, nơi chuyên môi giới biểu diễn tại Mỹ.

Ở nơi này, bằng tài năng của mình, từ một nhân viên xử lý chứng từ da màu, Amos nhanh chóng trở thành người đại diện tài năng. Ông đứng đầu bộ phận rock’n’roll và giúp công ty ký kết với một loạt nghệ sĩ nổi tiếng thời đó.

Tuy nhiên, khi nhận ra công việc không hề đơn giản và gặp biết cố, ông đã bắt đầu học nướng bánh theo công thức của dì Della. Về sau, con trai ông, Shawn Amos, nhạc sĩ và tác giả của Cookies & Milk chia sẻ trên tờ The New York Times năm 1975: “Bánh quy là một thú vui để giải tỏa căng thẳng. Các nhà sản xuất hương vị ở Hollywood bắt đầu chú ý: “Tôi muốn đến các cuộc họp với những người làm công ty thu âm hoặc điện ảnh và mang theo một ít bánh quy”. Rất nhanh sau đó, mọi người đều yêu thích bánh quy do cha tôi làm”.

 Wally Amos, nhà sáng lập thương hiệu bánh quy Amos nổi tiếng. (Ảnh: Los Angeles Magazine).

Wally Amos ra mắt thương hiệu Amos vào năm 1975

Năm 1975, Amos khai trương cửa hàng đầu tiên trên Đại lộ Sunset của Los Angeles. Đây không phải là một nơi quá khó để bánh bánh quy bởi nơi này hội tụ gần như đầy đủ mọi thứ, từ các văn phòng cho tới cả những tệ nạn xã hội. Vì vậy, nơi này vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, và mọi người có thể dễ dàng tìm thấy cửa hàng bánh.

Thời điểm đó, ông Wally Amos mới ly hôn nên hầu như dành toàn bộ thời gian ở cửa hàng cùng con trai. Shawn nói: “Tôi đã đứng trên các thùng sữa để gọi điện cho khách hàng. Tôi làm ở phía trước, bố nướng bánh phía sau. Thời điểm đó, chúng tôi bán ba loại bánh quy gồm sô cô la chip bơ đậu phộng, sô cô la chip và chip bơ nướng cùng hồ đào.

Thương hiệu Amos nhanh chóng sau đó nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư nổi tiếng như Marvin Gaye và Helen Reddy, những người đã rót vào 25.000 USD để mở rộng danh mục đầu tư.

Chẳng mấy chốc, thương hiệu này đã nhanh chóng đạt được thành công, suất hiện cả ở trong những buổi tiệc có quy mô lên tới 1.500 người. Ngay trong năm đầu tiên hoạt động, Công ty Bánh quy Amos đã bán được sản lượng trị giá lên tới 300.000 USD và sau đó đạt doanh thu tới 12 triệu USD vào năm 1982. Nói theo cách riêng, Wally Amos đã tạo ra “con chip trong ngành thực phẩm”.

Thành công nhanh chóng

Jesse Szewczyk, tác giả của Cookies: The New Classics, cho biết: “Khái niệm về một loại bánh quy không chất bảo quản, được làm thủ công thực sự không quá phổ biến. Trong thời đại sản xuất hàng loạt, Amos đặt mục tiêu vào thứ gì đó cao cấp hơn các sản phẩm trong siêu thị địa phương, phân phối bánh quy của mình ở Macy’s và Bloomingdale’s.

Amos thậm chí còn xuất hiện trong Cuộc diễu hành Ngày Lễ Tạ ơn của Macy từ năm 1977 đến năm 1981. Amos đã nâng tầm một sản phẩm được xem như một vật dụng hàng ngày thành một trải nghiệm độc đáo cho người sành ăn”.

Wally Amos tiếp tục xuất hiện với tư cách khách mời trên các chương trình truyền hình ăn khách như “The Jeffersons” và “Taxi”. Amos cũng tổ chức một bữa tiệc với những khách mời nổi tiếng bao gồm Andy Warhol và Muhammad Ali. “Thức ăn là một phần của văn hóa đại chúng, cũng giống như thời trang”, Jesse Szewczyk nhấn mạnh.

Dù vậy, việc bánh quy sô cô la chip cao cấp đầu tiên ra mắt đã dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng, cùng với đó là sự xuất hiện của những đối thủ mới như Mrs. Fields, Duncan Hines hay Nabisco. Những thứ này bắt đầu ảnh hưởng tới thị phần Amos.

Sự sụp đổ

Amos đã phải vật lộn để theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của thương hiệu. Đến năm 1985, Famous Amos lỗ 300.000 USD dù đạt doanh thu 10 triệu USD. “Ông ấy không phải là một doanh nhân. Cha tôi chỉ là một nhà tiếp thị tuyệt vời và có tài năng về quảng cáo. Dù vậy, quả thật ông ấy đã đưa ra nhiều quyết định sai lầm”, con trai ông Wally Amos chia sẻ.

Amos tiếp tục huy động tiền trong khi pha loãng vốn chủ sở hữu của công ty. Thậm chí, có lúc ông phải bán cả nhà. Năm 1985, Amos bán phần lớn cổ phần cho Bass Brothers Enterprises với giá 1,1 triệu USD.

“Ông ấy phải làm như vậy để cứu công ty khỏi bờ vực sụp đổ. Ông ấy là một người bốc đồng. Chính điều này có thể khiến bất kỳ ai mất cơ hội, vì rất khó để lắng nghe người khác khuyên bảo. Ông ấy luôn tin rằng mình đúng”, Shaw kể lại.

Trong hai lần đổi chủ sau đó, các chủ sở hữu mới đã bổ sung các thành phần ổn định trong thời hạn sử dụng và định vị lại bánh quy như một thương hiệu giá cả phải chăng, khiến người sáng lập nổi tiếng của hãng phải rời đi. Năm 1992, President Baking Company đã mua lại Famous Amos với giá 61 triệu USD, gấp 55 lần số tiền mà Wally Amos đã bán cổ phần kiểm soát của mình chỉ vài năm trước đó.

Điều gì đã xảy ra với Wally Amos?

Trong cùng năm, Wally Amos ra mắt thương hiệu bánh quy hạt phỉ Wally Amos Presents. Dù vậy, ông nhanh chóng bị kiện vì vi phạm nhãn hiệu và bị cấm sử dụng tên cũng như hình ảnh tương tự của mình.

“Tôi thật ngốc nghếch, xuề xòa và đơn giản. Tôi đã bán công ty và không nhận ra rằng mình đã bán cả tương lai của mình cùng với nó”, ông Amos chia sẻ. Không nản lòng, ông đổi tên thương hiệu thành Uncle Nonamé. Dù vậy, công ty cũng đã nộp đơn phá sản vào năm 1996.

Năm 1999, Amos ký một thỏa thuận với chủ sở hữu mới của Amos, Keebler, trở thành người phát ngôn chính. “Đây là một sự buồn vui lẫn lộn. Ông ấy đã trở lại công ty do chính mình xây dựng, song thật buồn khi phải trở lại đây với tư cách là một phát ngôn viên được trả lương”, con trai ông Amos cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng sớm rời đi. Amos sau đó chuyển sang làm bánh nướng xốp với công ty Uncle Wally's Muffin và mở một cửa hàng bánh mì ở Hawai'i. Ông cũng giành thời gian để viết sách và làm những công việc khác.

Đặc biệt, Amos từng xuất hiện trên chương trình Shark Tank phiên bản Mỹ ở tuổi 80 để gọi vốn cho The Cookie Kahuna, nhưng công việc kinh doanh này cuối cùng đã thất bại.

 

Năm 2017, Amos từng chia sẻ cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ông phải vật lộn để trả tiền ăn, tiền xăng xe và tiền thuê nhà. Câu chuyện thành công và sụp đổ nhanh chóng của Wally Amos về sau đã trở thành bài học kinh doanh đắt giá cho nhiều người trẻ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm