Tài chính

Căng thẳng Ukraine: Thuốc thử liều cao cho tất cả các bên

Việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine được coi như một trong những động thái quân sự nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ hai. Sự việc đã làm dấy lên viễn cảnh về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, đang nhen nhóm giữa Nga và phương Tây, với hậu quả có thể tàn phá cấu trúc an ninh châu Âu.

Phương Tây cho rằng Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đang tìm cách vẽ lại các ranh giới sau Chiến tranh Lạnh, thiết lập một khu vực an ninh rộng lớn, do Nga thống trị và "uốn nắn" Ukraine trở lại quỹ đạo của Moscow. Nga đã yêu cầu NATO ngừng "vươn tay" về phía đông và đồng ý không kết nạp Ukraine là thành viên. Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ những yêu cầu đó.

Những bước đi của Nga có thể ngày càng gây bất ổn cho một khu vực đầy biến động thời hậu Xô Viết. Nơi này vốn đã luôn ở trong tình trạng bấp bênh, bao gồm cuộc nổi dậy ở Kazakhstan trong năm nay và cuộc nổi dậy ở Belarus vào năm 2020. Trong cả hai trường hợp, các nhà lãnh đạo dưới áp lực đều đứng về phía Nga, càng củng cố thêm quyền lực của Moscow.

Đối với Mỹ, cuộc khủng hoảng Ukraine là một phép thử về sự quyết tâm khi nước này vẫn đang tìm cách khôi phục niềm tin vào vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình. Đặc biệt là sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan và chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.

Đối với một NATO vốn thường phải vật lộn để giành được vị thế trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, cuộc khủng hoảng dường như đã làm hồi sinh liên minh. Các quốc gia thành viên đều phối hợp trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow, mặc dù không phải tất cả đều tán thành về mức độ nghiêm trọng của các biện pháp.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

Chứng khoán thế giới xanh biếc, USD và vàng giảm mạnh

Thị trường tài chính kết thúc một tuần đầy kịch tính khi USD và vàng quay đầu giảm sâu trong khi chứng khoán và Bitcoin bật tăng trở lại. Sự “thèm muốn” đối với tài sản rủi ro được thể hiện rõ rệt trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi S&P 500 tăng hơn 2% trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn cảnh giác với tài sản rủi ro vì vấn đề Nga – Ukraina và Fed.

Động thái của “tay chơi mới” F0 bất động sản đầu năm mới

Sau khoảng thời gian thị trường biến động vì Covid-19, tâm lý lạc quan đã trở lại rõ nét trên thị trường BĐS đầu năm 2022. Bắt tín hiệu này, nhóm nhà đầu tư F0 trẻ tuổi (có tích luỹ vốn từ làm ăn) rục rịch quay trở lại thị trường.

Bức tranh 1.000 kỳ lân của thế giới

Theo ghi nhận của hãng nghiên cứu CBInsights, câu lạc bộ startup tỷ USD của thế giới đã chạm mốc 1.000 thành viên vào ngày 2/2/2022. Tổng giá trị của các công ty này lên đến gần 3.300 tỷ USD.