Bất động sản

Cần đảm bảo vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng được 100 năm

2 công trình "để đời cho con cháu"

Sáng 10/6, các đại biểu Quốc hội đã đóng góp ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình với chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên cần làm rõ một số vấn đề như giải phóng mặt bằng, chỉ định thầu, cơ chế chính sách đặc thù...

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, việc triển khai các dự án này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp và gián tiếp vô cùng to lớn, do có thêm hàng ngàn hecta đất trở thành đất vàng, đất bạc, có thêm nhiều khu đô thị, nhiều khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, khoa học, trường đại học… Do đó, việc đầu tư để hoàn thành hai dự án này là hết sức cần thiết, cấp bách, chắc chắn, hữu hiệu. Đại biểu mong Quốc hội thông qua để hai dự án sớm được triển khai.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng lưu ý trong quá trình triển khai dự án cần xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật thật tốt, cao cấp nhất để có thể đảm bảo con đường sử dụng được khoảng 100 năm.

"Cần phải coi con đường là một loại bất động sản đặc biệt của quốc gia. Bất động sản này sinh lời trực tiếp và gián tiếp ngay trên thân thể con đường, ngay cạnh con đường và cả một khu vực vành đai, thậm chí cả một miền đất nước. Vì vậy phải làm cho thật tốt, thật chất lượng" - đại biểu đoàn Hà Nội nêu rõ.

Trong Tờ trình của Chính phủ đề nghị thời gian thu phí là 21 năm, đại biểu cho rằng cần xem xét việc thu phí hoàn vốn là 30 năm để nhẹ bớt cho nhà đầu tư và làm giảm giá thu phí đường cho nhân dân.

Đại biểu khẳng định, một tuyến đường được xây dựng với chất lượng, độ bền là 100 năm, nếu thu phí hoàn vốn 30 năm thì vẫn còn 70 năm nữa, hàng năm chỉ cần tu sửa mà dùng vẫn rất có hiệu quả. Đại biểu mong Chính phủ và các tỉnh có liên quan làm thật tốt công tác quy hoạch đồng bộ khu vực vành đai của các tuyến đường để tăng thêm tính hiệu quả của hai dự án quan trọng này.

Cần đảm bảo vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng được 100 năm - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình)

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) nêu quan điểm, dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là 2 công trình "để đời cho con cháu" cần giao Thủ tướng Chính phủ "cầm trịch", nếu giao cho các địa phương sẽ dễ dẫn tới tình trạng không đồng nhất. Đồng thời cũng nên dành nguồn vốn thích đáng cho hai dự án này, trong đó phải tìm đơn vị thiết kế có tiếng trên thế giới để thiết kế và tư vấn.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân cũng cho rằng không cần quá vội vàng triển khai và hoàn thành dự án, có thể kéo dài nếu cần để nghiên cứu kỹ tổng thể dự án, công tác giải phóng mặt bằng, công tác thiết kế và tư vấn. Bên cạnh đó, khi giao cho các nhà đầu tư cần cân nhắc đến các doanh nghiệp tư nhân.

Cần những con đường cao tốc trong tư duy chính sách

Đại biểu Lê Hoài Trung (Thừa Thiên Huế) cho biết, qua kinh nghiệm quốc tế, khi xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng đều nảy sinh các vấn đề về hiệu quả, vi phạm… Đại biểu kiến nghị thành lập các nhóm đặc trách để giải quyết, hỗ trợ thêm về các vấn đề pháp lý, hành chính và kỹ thuật, các địa phương và các nơi khi có vấn đề.

Ngoài ra, cần có một khóa đào tạo về những vấn đề pháp lý, quy trình, kỹ thuật cho các đơn vị và các địa phương; cần có cơ chế giám sát, kiểm tra để giúp giảm bớt các sai sót.

Cần đảm bảo vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng được 100 năm - Ảnh 2.

Đại biểu Lê Hoài Trung (Thừa Thiên Huế)

Tranh luận với ý kiến trên, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, Nhà nước được tổ chức trên nguyên tắc có phân công kiểm soát quyền lực theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Việc tổ chức xây dựng các dự án có các cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ như thanh tra, điều tra. Nếu như mỗi lần làm dự án lại đưa cả các cơ quan công an, thanh tra, kiểm toán vào sẽ trái với nguyên lý tổ chức vận hành của bộ máy Nhà nước mà không khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) nhấn mạnh về việc khơi thông những điểm nghẽn về thể chế, chính sách, về thủ tục hành chính cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Cần đảm bảo vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng được 100 năm - Ảnh 3.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội)

"Chúng ta cần những con đường cao tốc trong giao thông vận tải, chúng ta cũng rất cần những con đường cao tốc trong tư duy chính sách và thủ tục hành chính" - đại biểu chia sẻ.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc mong muốn các dự án vành đai này như mẫu hình của tư duy mới, của sự vào cuộc đồng bộ cả hệ thống chính trị; tư duy mới của sự đột phá phát triển, của tầm nhìn tổng thể và tư duy mới của sự minh bạch. Ngoài ra, cần có cơ chế bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm.


Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Sắp ra mắt dự án biểu tượng ngay trung tâm Hà Nội

Sức hút của bất động sản (BĐS) trung tâm đối với thị trường luôn rất lớn nhờ giá trị và tiện nghi vốn có. Đặc biệt khi quỹ đất nội thành trở nên khan hiếm, nhu cầu sở hữu nhà tại đây càng tăng.

Dự án cao ốc tại nơi quy hoạch bị "bóp méo" liên tục điều chỉnh, dân lo mất đường đi

Dự án cao ốc trên khu “đất vàng” đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) ký hiệu là 3.10-NO được UBND TP Hà Nội quy hoạch từ năm 2002, tuy nhiên dự án không thực hiện theo mục tiêu ban đầu mà liên tục xin điều chỉnh làm thay đổi chức năng sử dụng đất, nhồi thêm tầng. Trong khi đó, người dân khu vực lo ngại dự án gây quá tải lên hạ tầng, “nuốt” con đường dân sinh…

Bất động sản đẩy mạnh kích cầu trong bối cảnh thị trường biến động, liệu khả quan?

Báo cáo Chỉ số tâm lý người tiêu dùng BĐS Việt Nam của Batdongsan.com.vn chỉ ra, 67% người mua muốn tìm sản phẩm BĐS ở thị trường sơ cấp nhưng 55% trong đó thừa nhận, giá nhà hiện tại đang cao vượt tầm tài chính bản thân và chỉ có thể mua được BĐS với điều kiện có sự hỗ trợ tài chính và chính sách bán hàng ưu đãi từ các chủ đầu tư.

Công ty “ma” dùng 3.000 tài khoản ngân hàng cho người nước ngoài thuê để phạm tội

Công ty TNHH Cửu Châu do Lê Thế Trung làm Giám đốc, có địa chỉ tại tỉnh Phú Thọ. Với danh nghĩa là công ty xây dựng, 11 đối tượng trong đường dây này dưới sự điều hành của Trung đã ráo riết tiến hành các hoạt động tuyển dụng và liên tục tìm kiếm, liên hệ với nhiều đối tượng tại Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương... để mua, thuê lại tài khoản ngân hàng, sau đó chuyển cho các đối tượng tại Đài Loan để sử dụng phạm tội.