Bất động sản

Cần đa dạng hóa nguồn vốn cho quỹ nhà ở quốc gia

Tóm tắt:
  • Quỹ nhà ở quốc gia cần khuyến khích doanh nghiệp bất động sản tham gia để hoạt động bền vững.
  • Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính hoàn thành lập quỹ trong tháng 3.
  • Quỹ nhằm phát triển nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp tại đô thị lớn.
  • Cần có cơ chế quản lý minh bạch và quy định cụ thể để tránh thất thoát.
  • Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế để xây dựng mô hình quỹ hiệu quả và bền vững.

(Ảnh minh họa: Hải Quân).

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thành việc lập quỹ nhà ở quốc gia trong tháng 3 này.

Đây là giải pháp phát triển nhà ở giá rẻ tại các đô thị lớn được Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu nghiên cứu thành lập sau buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương mới đây.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó bà Tống Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ quản lý nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cũng thông tin, ngay sau khi có kết luận của Tổng Bí thư, Bộ Xây dựng đã giao cho đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định hiện hành và đề xuất giải pháp để triển khai thực hiện hình thành quỹ nhà ở quốc gia để phát triển nhà ở giá rẻ ở các đô thị lớn.

Hiện Bộ Xây dựng đang giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ để chủ động nghiên cứu từ khâu quy hoạch, kế hoạch chương trình phát triển đến triển khai thực hiện để sau khi có chỉ đạo chính thức của Chính phủ và của các cấp có thẩm quyền, Bộ sẽ khẩn trương xây dựng đề án trình Chính phủ. 

Quỹ nhà ở quốc gia là một trong những giải pháp nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội đánh giá, việc nghiên cứu và triển khai mô hình này tại Việt Nam là cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. 

Bởi hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, giá bất động sản không ngừng tăng cao, trong khi thu nhập trung bình của người dân tại các thành phố vẫn còn thấp, nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn.

"Quỹ nhà ở quốc gia có thể là giải pháp tạo điều kiện để người dân tiếp cận nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội, gia tăng khả năng tiếp sở hữu nhà của người lao động. Thêm vào đó, nguồn cung nhà ở giá rẻ sẽ được duy trì ổn định, đảm bảo cân bằng về nguồn cung, từ đó tạo ra sự cân bằng cung – cầu cho thị trường bất động sản.

Mô hình này không những có thể đóng vai trò lớn trong việc giải quyết vấn đề an cư, giải quyết nhu cầu nhà ở và ổn định cuộc sống cho người lao động thu nhập trung bình thấp, mà còn thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng bền vững hơn", chuyên gia nhận định.

Cũng theo vị này, nếu quỹ nhà ở quốc gia được thông qua và triển khai, để phát huy hiệu quả, cần xác định mục tiêu rõ ràng, đa dạng hóa nguồn vốn và tăng cường quản lý minh bạch.

Cụ thể, quỹ cần tập trung hỗ trợ tài chính cho người dân có nhu cầu mua hoặc thuê nhà với mức giá phù hợp. Trên thực tế, nhiều người lao động có thu nhập trung bình thấp không đáp ứng đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội nhưng cũng không đủ khả năng tài chính để sở hữu nhà ở thương mại, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Kinh nghiệm từ các quốc gia như Singapore và Trung Quốc cho thấy quỹ nhà ở quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền có nhà ở cho người lao động. Do đó, cần có cơ chế đánh giá mức độ đóng góp và khả năng chi trả của các nhóm đối tượng để đảm bảo tính công bằng và đúng mục tiêu.

Bên cạnh nguồn đóng góp từ người lao động, doanh nghiệp và ngân sách nhà nước, theo bà Hằng để quỹ hoạt động bền vững, cần khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản. Đổi lại, Nhà nước có thể áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính,… nhằm thu hút đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội.

Ngoài ra, để quỹ này vận hành hiệu quả, cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và minh bạch nhằm tránh thất thoát, tham nhũng và đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

Một số giải pháp có thể áp dụng theo vị này, bao gồm: Ban hành quy định cụ thể về cách thức huy động, quản lý và phân bổ quỹ; quy định tiêu chuẩn nhà ở nhằm tránh tình trạng xây dựng kém chất lượng; đặt ra các điều kiện ràng buộc để ngăn chặn đầu cơ, sử dụng sai mục đích; xây dựng cổng thông tin điện tử công khai về các khoản thu - chi, danh sách thụ hưởng, tiến độ dự án; và thiết lập cơ chế giám sát độc lập, cho phép người dân cũng như các tổ chức xã hội theo dõi hoạt động của quỹ.

Bà Giang Huỳnh, Giám đốc Bộ phận Nghiên Cứu & S22M, Savills TP HCM cho biết tại nhiều quốc gia Châu Âu (Pháp, Đức, Thụy Điển) và Châu Á như Hàn Quốc, Singapore hay Trung Quốc, mô hình quỹ/phát triển nhà ở được vận hành từ nhiều thập kỷ nhằm hỗ trợ ngưi dân tiếp cận nhà ở hiệu quả.

Một số điểm chung của các mô hình này đầu tiên phải kể đến là khung pháp lý rõ ràng. Các quốc gia áp dụng mô hình này thành công đều có luật, quy định riêng cho hoạt động của quỹ hoặc cơ quan phát triển nhà ở, giúp tạo môi trường minh bạch và ổn định.

Ngoài ra, việc đa dạng hóa kênh huy động vốn cũng được triển khai tích cực thông qua ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu, đóng góp của khu vực tư nhân, tổ chức quốc tế, quỹ hưu trí… để đảm bảo dòng vốn bền vững.

Thêm vào đó là việc quy hoạch quỹ đất và hạ tầng đồng bộ, đi kèm với hệ thống quản trị minh bạch, giám sát chặt chẽ. Cuối cùng là sự phối hợp đồng bộ từ mọi nguồn lực.

Có thể nói, các mô hình thành công đều có sự bảo lãnh mạnh mẽ của chính phủ, cơ chế tài chính ổn định, quản lý minh bạch, quy hoạch đất đai đồng bộ và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân. Trong một số mô hình, người mua đóng góp một khoản tiền cố định vào quỹ, đi kèm với các yêu cầu ràng buộc nhất định, nhằm tiếp cận các chính sách vay mua nhà ưu đãi.

"Việc xây dựng một mô hình lớn như quỹ nhà ở quốc gia, cần tính đến rất nhiều yếu tố để khi triển khai không gặp sự vưng mắc và lãng phí. Các yếu tố về khung pháp lý, cấu trúc quản lý, nguồn vốn, cơ chế hỗ trợ tài chính, phối hợp công tư, cơ chế giám sát... đều là những vấn đề lớn cần đưc xây dựng rõ ràng.

Khi triển khai xây dựng mô hình nên học theo các quốc gia đã triển khai thành công và có những điểm tương đồng trong thể chế, chính sách và điều kiện thị trư

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

An toàn điện trong trường hợp động đất - Cẩm nang bảo vệ gia đình và tài sản

Động đất là một trong những thảm họa thiên nhiên có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Không chỉ ảnh hưởng đến công trình xây dựng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ, rò rỉ điện do hệ thống dây điện bị hư hỏng. Do đó, hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn điện trong và sau động đất là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng, gia đình và tài sản.

Giá sắn lao dốc mạnh nhất 10 năm qua

Mặc dù đang vào chính vụ sắn nhưng nhiều nơi thu hoạch xong sắn chất đầy đường, không có thương lái thu mua. Nguyên nhân do giá sắn "tuột dốc không phanh", xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.