Thời sự

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố

Hình ảnh những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh, lưu thông trên đường phố Hà Nội không còn là chuyện xa lạ. Từ nhiều năm nay, các xe này là phương tiện vận chuyển hàng hóa phổ biến, tiện lợi để luồn lách trong ngõ nhỏ ở các quận trung tâm.

Ghi nhận tại một số tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vào ngày 15/5, xe máy chở hàng hóa cồng kềnh có đủ loại. Từ xe chở gạch xây dựng, chở thùng cát- tông cao ngất ngưởng, chở đồ gỗ vừa cao vừa nặng đến chở bao tải đua sang hai bên cả mét… Những chiếc xe này khiến người đi đường phát hoảng, bởi nó chẳng khác cỗ xe "tử thần", rình rập gây họa bất cứ lúc nào.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 1

Những chiếc xe chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông chủ yếu là loại xe tự chế, xe mô tô, thậm chí cả xe đạp.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 2

Trước tình trạng trên, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) thường xuyên tổ chức tuần tra xử lý phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, chở hàng cồng kềnh vượt quá quy định, trên địa bàn. Rất nhiều vi phạm bị xử lý nhưng cánh tài xế chở hàng hóa cồng kềnh vẫn cố tình vận chuyển bởi theo họ đây chính là miếng cơm manh áo của mình. Cá biệt, có trường hợp chở nhiều bao tải bỏng ngô nặng đến 200kg, chất cao 2,5 mét gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 3

Ông T.V.H. (SN 1965, trú tại Hà Nội) điều khiển xe máy mang BKS 89F2- 71XX đang chở 17 bao tải bỏng ngô trên đường thì bị Tổ công tác của Đội CSGT số 1 dừng xe kiểm tra. Quá trình dừng xe, ông H. mất 15 phút và phải nhờ sự giúp sức của 5 người mới có thể xuống được xe.​​​“Xuống được chiếc xe này rất khó khăn vì đằng sau chở nặng đến 200kg, nếu xuống nhanh không có người giữ thì xe bị bốc đầu lên, đổ ngay”, ông H. nói.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 4

Hay như anh P.N.L. (SN 1991) sử dụng xe máy vận chuyển tủ gỗ cồng kềnh.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 5

Tổ công tác CSGT sau đó tiến hành đo chiều cao của hàng hóa chất trên xe. Kết quả cho thấy, xe chở hàng hóa cao đến 2,5m, các bao tải chắn toàn bộ tầm nhìn hai bên và phía sau, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 6

Tương tự, chiều cao hàng hóa trên chiếc xe máy chở tủ gỗ cũng không kém chút nào, cao đến 2,3m. 

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 7

Hàng hóa cồng kềnh chỉ được lái xe chằng buộc một cách sơ sài.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 8

“Tôi đi lấy hàng từ Hưng Yên về phố Hàng Mã để bán, quãng đường di chuyển khoảng 40km. Trên đường, tôi đi với khoảng 30-40km/h, gần như đi bằng cảm giác chứ không nhìn thấy hai bên và đằng sau”, ông H. cho biết. Tuy nhiên, trình bày với CSGT, ông H. vẫn cho rằng mình có “tay lái lụa” nên không sợ va chạm, đi vẫn rất an toàn.

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 9

Nói về vi phạm của mình, anh P.N.L cho biết: “Tôi thấy đi cũng nguy hiểm nhưng vì mưu sinh nên cố gắng chở lấy công. Mỗi lần chở hàng từ Đê La Thành sang quận Long Biên, tôi nhận được khoảng 150 nghìn đồng. Khi đi trên đường, tôi cố gắng đi chậm và phán đoán các tình huống để tránh va chạm. Dù không mong muốn nhưng nếu xảy ra tai nạn thì bản thân tôi phải chịu hết chủ hàng không chịu trách nhiệm gì".

Cận cảnh xử lý mô tô “phì bụng, dựng gáy” ngông nghênh trên phố - 10

Tổ công tác Đội CSGT số 1 sau đó đã lập biên xử lý hai tài xế vi phạm với mức phạt 500 nghìn đồng và buộc hạ hàng hóa chở cồng kềnh.

Theo Đội CSGT số 1, trong thời gian vừa qua, thực hiện kế hoạch của Phòng CSGT Hà Nội, Đội thường xuyên tuần tra trên các tuyến đường trọng điểm xử lý trường hợp xe máy chở hàng hóa cồng kềnh gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông trên đường. Trung bình mỗi ngày đơn vị xử lý gần 10 trường hợp vi phạm chở hàng hóa cồng kềnh tuy nhiên các đối tượng vận chuyển theo cách thức trên thường lợi dụng thời điểm lực lượng xử lý mỏng để di chuyển. Đặc biệt, họ tìm mọi cách để né tránh việc xử phạt của lực lượng chức năng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm