Ngày 11/2, trao đổi với báo chí, Thiếu tá Lê Đức Tài, Đội trưởng Đội Cứu sập, Binh chủng Công binh bày tỏ quyết tâm: "Chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm đối với hình ảnh quốc gia, của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Đồng thời, để lan tỏa tinh thần nhân ái, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn của dân tộc Việt Nam, cũng như chính sách nhân đạo, đoàn kết, hòa bình của Đảng, Nhà nước, Đội Cứu sập Binh chủng Công binh sẽ nỗ lực hết mình để phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ; mang tinh thần dù gian nan khổ hạnh cũng không sờn lòng và vào sống, ra chết cũng không nản chí, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua; đoàn kết cùng nhau chuẩn bị chu đáo mọi mặt, vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt, đặt tính mạng, tài sản của người dân bị nạn lên hàng đầu, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm an toàn cho lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, xứng đáng với sự tin tưởng và trọng trách đã được giao".
Nhận nhiệm vụ lên đường tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đội cứu sập ASEAN, Tiểu đoàn 93, Binh chủng Công binh mang theo hàng loạt trang bị đặc chủng.
Thiết bị tìm kiếm nạn nhân dưới đống đổ nát.
Hệ thống kích thủy lực chuyên dụng.
Các thiết bị cứu hộ đều là phương tiện đặc chủng đã chứng minh được hiệu quả tại các hoạt động diễn tập hội thao trong và ngoài nước.
Máy cưa và máy cắt cầm tay là những trang bị không thể thiếu.
Rất nhiều trang bị hiện đại, chuyên sâu cho nhiệm vụ cứu hộ như bộ dò tìm tổng hợp.
Nhiều trang bị cứu hộ hoạt động bằng máy phát điện.
Radar xuyên đất để tìm kiếm các khoảng trống và nạn nhân nằm sâu dưới các công trình sụp đổ.
Mắy cắt bê tông đã được kiểm tra kỹ thuật lần cuối và đóng gói đúng quy chuẩn an toàn.
Các thiết bị được kiểm tra trước khi niêm phong chuyển tới nơi làm nhiệm vụ.
Các chiến sĩ nhanh chóng vận chuyển thiết bị lên xe chuyên dụng.
Đội cứu sập ASEAN, Tiểu đoàn 93, Binh chủng Công binh sẽ đóng góp tích cực vào hoạt động cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ ngay khi tới nơi.