Xã hội

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 1.

Chiều 24/5, một người đàn ông khi tham quan điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) trèo qua hàng rào bảo vệ, dùng vật cứng đập gãy một số phần của ngai vàng triều Nguyễn – hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 2.

Sự việc lập tức gây phẫn nộ dư luận, làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về công tác bảo vệ di sản.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 3.

Ngai vàng không chỉ là cổ vật quý hiếm, mà là biểu tượng quyền lực và linh hồn của triều Nguyễn (1802–1945), triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 4.

Ngai vàng triều Nguyễn là hiện vật gắn liền với 13 đời vua, từ vua Gia Long đến vua Bảo Đại - người cuối cùng ngồi trên ngai trước khi tuyên bố thoái vị năm 1945, kết thúc hơn một thế kỷ chế độ quân chủ tại Việt Nam.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 5.

Khác với nhiều bảo vật được lưu trữ trong lồng kính hoặc đặt tại bảo tàng, ngai vàng được đặt nguyên vị trí giữa gian chính điện Thái Hòa, nơi vua xưa từng thiết triều, tiếp sứ thần, tổ chức lễ đăng quang và các nghi lễ quốc gia.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 6.

Sự hiện diện nguyên bản của ngai tạo nên “bảo tàng sống” – nơi du khách không chỉ ngắm nhìn cổ vật mà còn cảm nhận được không khí linh thiêng, nghiêm trang của triều đình phong kiến.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 7.

Ngai vàng được chế tác từ gỗ quý, sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh xảo với các họa tiết long vân khánh hội, đầu rồng chầu về trung tâm. Trên bửu tán thếp vàng nổi bật hình tượng rồng mây – biểu tượng thiêng liêng trong mỹ thuật cung đình Huế.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 8.

Ngai vàng có kích thước, chiều cao 101 cm, dài 87 cm, rộng 72 cm. Phần đế của ngai vàng dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 9.

Ngai được hoàn thiện từ thời vua Gia Long, trùng tu duy nhất vào thời vua Khải Định (1916–1925), khi bửu tán được thay mới từ gấm lụa sang gỗ thếp vàng.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 10.

Đây là chiếc ngai vàng duy nhất còn tồn tại tại Việt Nam với tính nguyên bản cao, chưa từng rời khỏi điện Thái Hòa suốt hơn 200 năm qua, kể cả trong những thời khắc biến động của lịch sử.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 11.

Ngai vàng triều Nguyễn được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2016, thuộc danh mục di sản cần được bảo quản theo chế độ đặc biệt.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 12.

Theo Cục trưởng Cục Di sản Lê Thị Thu Hiền, hành vi phá hoại di sản vi phạm nghiêm trọng khoản 2, điều 9 – Luật Di sản Văn hóa 2024, đồng thời có thể bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự. Hình phạt có thể dao động từ phạt hành chính, cải tạo không giam giữ đến phạt tù, tùy theo mức độ thiệt hại.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 13.

Cục đã có văn bản đề nghị Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẩn trương tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, bảo đảm an ninh, an toàn, kịp thời bảo vệ bảo vật quốc gia và Di tích Cố đô Huế. Cục yêu cầu Trung tâm báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 26/5.

Cận cảnh ngai vàng triều Nguyễn hơn 200 năm tuổi vừa bị đập gãy- Ảnh 14.

Ngay sau sự việc, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chỉ đạo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đưa ngai vua triều Nguyễn về lưu giữ, bảo quản tại kho cổ vật. Đồng thời, một ngai phục chế được đưa đến trưng bày tại Điện Thái Hòa để phục vụ du khách. Về ngai vua triều Nguyễn bị hư hại, Trung tâm sẽ mời các chuyên gia, nghệ nhân để cùng đánh giá và lập phương án tu sửa phù hợp, đảm bảo bảo vật quốc gia được phục hồi tốt nhất.

Các tin khác

Dùng AI truy tìm nguyên nhân động đất kích thích tại Việt Nam

TPO - Các nhà khoa học Viện Các Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cùng các kỹ thuật thống kê hiện đại để phân tích vùng, nguồn phát sinh và quy luật hoạt động của động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Lai Châu, mở ra khả năng ứng dụng AI trong “truy tìm” nguyên nhân gây động đất kích thích.

Giật mình số "vốn chết" khổng lồ

Hiện quy mô nợ xấu toàn nền kinh tế đã vượt 1 triệu tỷ đồng. Số “vốn chết” khổng lồ này đang gây lãng phí nguồn lực trong bối cảnh nền kinh tế thiếu vốn và là nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao.

Đem cho vé số rồi nhận tin bạn trúng độc đắc 10 tỷ

Chủ đại lý vé số ở Bạc Liêu vừa đổi 13 tờ vé số trúng giải đặc biệt, mỗi tờ trúng 2 tỷ đồng, cho 4 khách hàng sinh sống trên địa bàn. Trong số 4 người may mắn này, có 2 người được bạn cho 5 tờ trúng độc đắc.

Sầu riêng Việt Nam sẽ đi đâu về đâu?

Để xây dựng sầu riêng - loại nông sản được mệnh danh là “vua trái cây” - trở thành thương hiệu quốc gia cần thiết phải rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất - xuất khẩu, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, sử dụng chất cấm... Bộ trưởng NN&MT cho rằng "nếu xác định sầu riêng là sản phẩm chiến lược quốc gia thì cũng phải có sự đầu tư thỏa đáng".

Giới đầu tư chứng khoán đang đổ dồn sự chú ý vào điều gì?

VN-Index đang tiệm cận đỉnh năm 2025 sau ba tuần tăng liên tiếp. Áp lực chốt lời rình rập có thể khiến thị trường rung lắc trong ngắn hạn. Tuần tới, sự chú ý của giới đầu tư đổ dồn vào thông tin hỗ trợ mới từ đàm phán thuế quan Việt - Mỹ.