Bất động sản

Cận cảnh cao ốc "đội thêm" 33 tầng "xé nát" quy hoạch ở Hà Nội

Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 1.
Tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính rất "nóng" ở Hà Nội thời gian qua vì mật độ cao ốc dày đặc và tắc nghẽn. Nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề về việc "xé nát" quy hoạch đô thị ở tuyến đường huyết mạch cho trục phía tây nam Hà Nội này.
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 2.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng tại Dự án Trung tâm Thương mại - dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất C1 (tên thương mại là Diamond Flower Tower) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà số 6 Hà Nội (Handico6) làm chủ đầu tư đã có nhiều vi phạm trong việc điều chỉnh quy hoạch, tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc.
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 3.
Tại dự án này, UBND TP. Hà Nội 1 lần điều chỉnh quy hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh 3 lần tổng mặt bằng, phương án kiến trúc sai quy định của pháp luật. Cụ thể các chỉ tiêu được điều chỉnh như sau: Hệ số sử dụng đất từ 1,24 lần thành 4,3 lần, thành 1,92 lần, thành 6 lần, rồi thành 13,4 lần; mật độ xây dựng từ 31% thành 39,2%, thành 31%, thành 40%, rồi thành 40,05%; tầng cao tối đa từ 6 tầng thành 21, 30, 36 rồi thành 39 tầng; chức năng từ thương mại - dịch vụ công cộng điều chỉnh thành công cộng thành phố, thành trung tâm thương mại - dịch vụ cao cấp - nhà ở cho thuê rồi thành trung tâm thương mại - dịch vụ cao cấp - nhà ở, dân số tăng thêm 912 người (tạm tính 228 căn x 4 người/căn).
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 4.
Đáng chú ý, UBND TP. Hà Nội đã cho phép Handico6 chuyển mục đích sử dụng 5.230 m2 đất ô C1 từ Trung tâm Thương mại - dịch vụ công cộng sang Trung tâm Thương mại - dịch vụ công cộng và nhà ở cho thuê (thuê đất 50 năm); tiếp tục điều chỉnh 2.088 m2 để xây dựng công trình Trung tâm Thương mại - dịch vụ công cộng và nhà ở, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất lâu dài là điều chỉnh không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, điều chỉnh không đánh giá mức độ ảnh hưởng do tăng mật độ dân số gây áp lực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vi phạm Điều 47, Điều 48 Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 5.
Về giấy phép xây dựng của dự án Diamond Flower Tower, bản vẽ cấp phép thể hiện từ tầng 2 đến tầng 5 văn phòng cho thuê là sai với phương án kiến trúc được chấp thuận tại văn bản số 2966 ngày 26/8/2011. Thanh tra Bộ Xây dựng nêu rõ, trách nhiệm thuộc về Sở Xây dựng, Handico 6 và đề nghị Sở Xây dựng kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có vi phạm.
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 6.
Thanh tra Bộ Xây dựng cũng cho biết, các hành vi vi phạm của chủ đầu tư đã được Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, quyết định xử phạt, báo cáo UBND TP. Hà Nội nhưng đến thời điểm thanh tra (tháng 9/2020) chưa xử lý triệt để.
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 7.
Đơn cử như chủ đầu tư sử dụng khoảng 1.211 m2 làm văn phòng làm việc tại tầng L1 kỹ thuật; sử dụng 247 m2 sàn, trong đó  163 m2 sàn lửng kết cấu theo làm dịch vụ ăn uống tại tầng L2 kỹ thuật; mở rộng sàn lửng tầng B2 khoảng 1.500 m2 bằng tấm bê tông trên hệ dầm thép để xe máy…
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 8.
Trước những vi phạm nêu trên, Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP. Hà Nội, Sở Xây dựng, UBND quận Thanh Xuân theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức cá nhân có vi phạm. UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các sở ngành, UBND quận Thanh Xuân xử lý dứt điểm các vi phạm tại dự án Diamond Flower Tower
Cận cảnh cao ốc đội thêm 33 tầng xé nát quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 9.

Theo ghi nhận, Diamond Flower Tower đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2015. Nằm giữa "rừng" cao ốc, tòa nhà này cao bậc nhất quận Thanh Xuân. Giá bán căn hộ tại dự án dao động 40-50 triệu đồng/m2.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm