Xã hội

Cán bộ Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đến TP.HCM bằng xe miễn phí tăng

Chiều 10.7, tại buổi họp báo cung cấp các vấn đề kinh tế - xã hội định kỳ, ông Võ Anh Dũng, Phó phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM cho hay, sau sáp nhập vào ngày 1.7, TP.HCM đã triển khai phương án đưa rước cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cán bộ, công chức) từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) đến TP.HCM làm việc.

Cụ thể, Sở Xây dựng TP.HCM bố trí 12 xe 16 chỗ và 4 xe 45 chỗ chất lượng cao, trang bị wifi, hoạt động với tần suất khoảng 32 chuyến/ngày.

Đối với tuyến Bình Dương, tập trung tại Trung tâm hành chính Bình Dương, sau đó di chuyển đến Bến xe buýt Sài Gòn, với thời gian hành trình khoảng 90 phút.

Tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu, tập trung tại siêu thị Co.opmart Vũng Tàu, sau đó di chuyển đến Bến xe buýt Sài Gòn, thời gian hành trình khoảng 2 giờ 15 phút.

Giai đoạn từ ngày 1.7 đến 4.7, do chưa ổn định vị trí công tác tại các cơ quan hành chính, phần lớn cán bộ, công chức vẫn di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên nhu cầu sử dụng xe đưa rước còn thấp.

Tuy nhiên, từ ngày 7.7, khi vị trí làm việc đã được xác định rõ, nhu cầu sử dụng xe tăng cao rõ rệt. Theo ông Dũng, chỉ trong ngày 7.7 đã có đến 300 lượt cán bộ, công chức đến TP.HCM bằng xe đưa rước miễn phí.

Cán bộ Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đến TP.HCM bằng xe miễn phí tăng- Ảnh 1.

Ông Võ Anh Dũng thông tin kết quả triển khai xe đưa rước miễn phí cán bộ, công chức đến TP.HCM làm việc

ẢNH: NGUYỄN ANH

Kế hoạch đưa rước cán bộ đến TP.HCM làm việc trong thời gian tới

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các ban ngành để thống kê và đáp ứng kịp thời nhu cầu đưa rước cán bộ, công chức.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM đã xây dựng nhóm Zalo nội bộ (gồm đại diện các phòng ban, đơn vị vận tải) để triển khai biểu mẫu đăng ký sử dụng xe đưa rước hằng ngày. Qua đó, dễ dàng thống kê nhu cầu thực tế và bố trí xe phù hợp theo từng tuyến.

Đồng thời, Trung tâm cũng đang xây dựng tiêu chí lựa chọn đơn vị vận tải và dự toán kinh phí tổ chức đưa rước, phối hợp với Sở Tài chính TP.HCM để thống nhất giá trị cung ứng dịch vụ, làm cơ sở thương thảo và ký hợp đồng trong tháng 7.2025.

Song song đó, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cũng phối hợp Trung tâm Hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Xây dựng TP.HCM) bố trí các trạm trung chuyển đón/trả khách từ các địa phương nhằm rút ngắn thời gian di chuyển, tối ưu trải nghiệm cho cán bộ, công chức tham gia tuyến đưa rước.

Các tin khác

Triệt phá nhóm lừa đảo, rửa tiền quy mô 1.200 tỷ đồng: Đối tượng cầm đầu chuyên code web đồi truỵ

Kết quả điều tra xác định: Các đối tượng có trình độ hoặc am hiểu, yêu thích tìm hiểu công nghệ thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc quản trị hệ thống trung gian thanh toán trái phép hoạt động online được tích hợp trực tiếp với các cổng game online trái phép - địa chỉ IP ở nước ngoài.

Người đàn ông tử vong sau 20 ngày bị chó cắn vào tay

Một người đàn ông ở Đắk Lắk bị chó cắn ở tay. Sau đó khoảng 20 ngày, anh này có biểu hiện tức ngực, khó thở, sợ gió, sợ nước được người nhà đưa đi nhập viện theo dõi nhưng đã tử vong.

Miền Bắc mưa lớn đỉnh điểm

Từ sáng nay (11/7) đến đêm mai sẽ là đỉnh điểm đợt mưa lớn đang diễn ra ở miền Bắc. Mưa xuất hiện theo đợt với cường độ mưa vừa, mưa to đến rất to. Trọng tâm mưa là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh.

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, người dân gần trạm BOT được giảm phí ra sao?

Sau khi thay đổi địa giới hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trên cả nước, với các trạm thu phí nằm trong dự án BOT chính, người dân sở hữu xe sinh sống ở khu vực có bán kính 5km quanh trạm được giảm giá. Với các dự án đặc biệt, bán kính có thể mở rộng lên tối đa 10km.

Thực phẩm, thuốc giả khiến bệnh tật gia tăng

Vì sao hàng giả bao gồm cả thuốc, sữa giả có thể tràn lan tồn tại nhiều năm? Có phải pháp lý còn nhiều kẽ hở? - Đó là vấn đề được đặt ra tại tọa đàm "Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" do Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức sáng 10.7.