Parkinson mạch máu có thể dẫn đến những hành vi không tự nguyện - không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát hoặc ý muốn của bệnh nhân.
Bệnh Parkinson mạch máu có thể là do những bất thường trong vỏ myelin, lớp phủ màu trắng trên tế bào não có tên gọi là “chất trắng”. Ở những người trẻ tuổi, bệnh đa xơ cứng cũng có thể ảnh hưởng đến lớp vỏ này, làm chậm và gián đoạn tín hiệu não.
Cùng với đó, cựu thủ tướng Đức Adolf Hitler cũng có triệu chứng Parkinson vào năm 1934, khi ông 45 tuổi. Ông có thể đã có các triệu chứng thoáng qua vào năm 1923, khi chỉ mới 34 tuổi.
Hitler bị giảm thị lực. Ngoài ra, ông ấy bị chứng co thắt cơ mặt, xanh xao và rối loạn giấc ngủ, những hiện tượng liên quan đến bệnh Parkinson hơn là bệnh run vô căn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng căn bệnh này có ảnh hưởng đến hành vi xã hội của Hitler, những ám ảnh cưỡng chế, sự tàn nhẫn và những cơn thịnh nộ của ông ta. Ảnh hưởng của bệnh Parkinson đối với hành vi của Hitler trong Thế chiến thứ hai là chủ đề được thảo luận rất nhiều.
Bệnh Parkinson là gì?
Parkinson là một bệnh liên quan đến tuổi già và sự rối loạn các tế bào não ảnh hưởng đến chuyển động, mất kiểm soát cơ và thăng bằng. Thông thường, các triệu chứng đầu tiên bao gồm run (bàn tay, bàn chân hoặc cẳng chân).
Tiến triển của bệnh Parkinson như thế nào?
Hầu hết mọi người mắc bệnh Parkinson sau 60 tuổi (mặc dù một số bệnh nhân như Michael J. Fox phát hiện bệnh ở độ tuổi sớm khoảng 30 và võ sĩ quyền anh Muhammad Ali ở tuổi 42). Nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nữ giới khoảng 1,5 lần.
Nhìn chung, bệnh tiến triển từ từ với các triệu chứng rõ rệt hơn phát triển trong nhiều năm. Các phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng ở nhiều bệnh nhân.
Dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
3 triệu chứng chính phát triển sớm ở bệnh Parkinson là run, thường ở một bên của cơ thể (bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc bộ phận cơ thể khác) khi người bệnh nghỉ ngơi.
Triệu chứng thứ hai là cứng, hoặc khó cử động và cảm thấy đau khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
Triệu chứng thứ ba được gọi là rối loạn vận động não. Triệu chứng này được biểu hiện bằng việc thu nhỏ chữ viết tay (micrographia) và giảm biểu hiện trên khuôn mặt (người đó thường chỉ có biểu hiện u sầu hoặc nghiêm túc trong hầu hết các trường hợp).
Các triệu chứng ngoài việc cử động
Sau đây là các triệu chứng mà một số bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có thể gặp phải khi bệnh tiến triển:
- Khó ngủ và mệt mỏi
- Da nhờn và nhiều gàu
- Thay đổi giọng nói (giọng nói nhỏ đi, nói ngọng)
- Táo bón
- Có vấn đề khi nuốt
- Thay đổi tinh thần (mất trí nhớ, dễ nhầm lẫn, sa sút trí tuệ, ảo giác)
Chẩn đoán Parkinson
Việc chẩn đoán bệnh Parkinson tốt nhất nên được thực hiện bởi một chuyên gia như bác sĩ thần kinh. Hầu hết các chẩn đoán đều được bác sĩ đưa ra giả định bằng cách xác nhận các triệu chứng ban đầu được liệt kê ở trên và loại trừ các tình trạng khác có thể tạo ra các triệu chứng tương tự như khối u hoặc đột quỵ.
Những điểm chính mà bác sĩ sẽ tìm hiểu là run khi nghỉ ngơi và cứng đơ (không tự chủ) khi cử động tứ chi. Bác sĩ thường sẽ kiểm tra phản ứng của bạn với một lực kéo không lường trước được từ phía sau, sau đó là kiểm tra khả năng giữ thăng bằng.
Việc xác định bệnh được thực hiện bởi xét nghiệm sinh thiết mô não cụ thể. Các xét nghiệm khác (chụp CT, MRI) có thể được sử dụng để giúp bác sĩ phân biệt giữa bệnh Parkinson và các vấn đề y tế khác như đột quỵ, u não.