Bước 1: Nhìn vào bức tranh tài chính
Tanja Hester, nữ blogger tại Our Next Life - người đã đạt được sự tự do tài chính và nghỉ hưu sớm khi 38 tuổi nhờ các chiến lược tài chính thông minh khuyên bạn nên cân nhắc việc thay đổi nội thất và trang trí căn hộ của mình trong bối cảnh các thói quen tài chính khác của bạn.
Nữ blogger Tanja Hester, đạt được sự tự do tài chính và nghỉ hưu sớm khi 38 tuổi nhờ các chiến lược tài chính thông minh.
Cô giải thích: "Khi cân nhắc xem cần chi bao nhiêu và cần những gì để tiết kiệm cho khoản này, hãy nghĩ về bức tranh tài chính tổng thể của bạn, bao gồm cả các mục tiêu dài hạn của bạn. Ví dụ như: Bạn đang cố gắng trả nợ? Bạn muốn bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu hay gia tăng số tiền tiết kiệm? Bạn có hy vọng bắt đầu tiết kiệm cho một khoản trả trước để mua căn nhà của riêng mình không?"
Về cơ bản, trước khi bạn làm bất cứ điều gì khác, hãy suy nghĩ kỹ về cách bạn chi tiêu và tiết kiệm cũng như các ưu tiên tài chính cho hiện tại và tương lai.
"Việc trang trí nội thất không cần thiết và cũng không nên là 1 vấn đề buộc bạn phải chi tiêu với mức có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe tài chính tổng thể của bạn hoặc các mục tiêu tương lai. Nhưng bạn có thể lập ngân sách cho các mục tiêu trang trí, cải tạo nhà cửa như 1 mục tiêu ngắn hạn cần thực hiện nào đó của bản thân." - Hester khuyến cáo.
Bước 2: Đặt ra một số cụ thể
Khi đã nắm được bối cảnh tài chính cá nhân, việc tiếp theo mà bạn cần làm chính là lên được ngân sách cho việc trang trí căn hộ.
Hãy đặt ra 1 con số cụ thể cho việc cải tạo, trang trí nhà cửa. (Ảnh minh hoạ)
Kimberly Palmer, chuyên gia tài chính cá nhân tại NerdWallet khuyên bạn nên kiểm tra khoản thanh toán tiền mang về nhà của bạn để tính toán khoản tiền tiết kiệm tối đa có thể dành dujm sau mỗi lần nhận lương.
"Trước tiên, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng phương pháp 50/30/20 cho tổng chi phí mua nhà của bạn. Có nghĩa là 50% trong số đó dành cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% cho khoản tiết kiệm và bất kỳ khoản thanh toán nợ nào."
Từ đó, Palmer cho biết ngân sách trang trí căn hộ của bạn sẽ rơi vào khoảng "mong muốn". Tất nhiên, phương pháp đó cung cấp cho bạn mức trần ngân sách, nhưng sau đó bạn sẽ cần tìm hiểu xem bạn muốn duy trì mức tối đa đó hay thấp hơn nữa dựa trên bức tranh mục tiêu tổng quan của bạn.
Ví dụ: nếu bạn cũng muốn dành một khoản tiên tiền cho chuyến du lịch nước ngoài trong năm, bạn sẽ cần tính đến cả số tiền này nữa.
Bước 3: Lập kế hoạch
Đừng lo lắng nếu điều này có nghĩa là việc mua đồ trang trí không thể thực hiện cùng 1 lúc và mất nhiều thời gian hơn. Đôi khi đó là những gì bạn cần, và điều đó hoàn toàn ổn.
Palmer cảnh báo: "Việc trang trí căn hộ của bạn có thể mất nhiều thời gian. Nhưng việc sử dụng tới thẻ tín dụng hoặc các hình thức vay nợ khác để thực hiện nhanh hơn có thể khiến tài chính của bạn giảm sút trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm tới".
Trước khi mua sắm, hãy liệt kê thật cụ thể về các món đồ cần mua. (Ảnh minh hoạ)
Bước 4: Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Cuối cùng, hãy quyết định xem bạn muốn chi tiêu số tiền khó kiếm được của mình vào việc gì trước. Nếu bạn chưa có đồ nội thất, có lẽ việc lập ngân sách cho các vật dụng chức năng - những thứ bạn sẽ sử dụng hàng ngày là điều cần làm nhất.
Sau khi liệt kê ra mọi thứ bạn đã có, hãy suy nghĩ về các thói quen chi tiêu hàng ngày của bạn và xác định xem bạn cần thay đổi những gì để đạt được mục tiêu này.
Kathleen Anderson, một nhà thiết kế nội thất có trụ sở tại Chattanooga, Tennessee và Austin, Texas, gợi ý rằng hãy ưu tiên những thứ bạn sẽ sử dụng nhiều hơn: như giường, bàn ghế... Sau đó, hãy lập ngân sách cho những thứ không cần thiết.
"Thêm một số nét chấm phá nhỏ theo sở thích cá nhân sẽ giúp mang lại cảm giác như ở nhà của bạn. Hãy nhớ rằng: Ý tưởng này có thể không làm cho không gian trở nên hoàn hảo hơn, nhưng nó sẽ biến ngôi nhà dần mang nét của riêng bạn.
Và tin tốt là thường những thứ này không gây tốn kém cho bạn. Bạn có thể chi tiền cho những thứ mà bạn cảm thấy là khoản đầu tư phù hợp cho không gian của mình." - Anderson nói thêm.
Anderson cho biết bạn có thể tìm thấy đồ nội thất và trang trí đầy phong cách trong các cửa hàng tiết kiệm và các ứng dụng mua sắm. Bạn cũng có thể hỏi bạn bè và gia đình xem họ có dự định loại bỏ thứ gì đã cũ không. Sau đó bạn có thể xin lại và bắt đầu sáng tạo, tái chế, biến nó thành của riêng mình.
Với những bước trên đây, hy vọng bạn có thể thiết lập ngân sách cho việc cải tạo căn nhà của mình 1 cách tiết kiệm nhất.