Tài chính

Các ngành nghề ‘thảm’ nhất trong làn sóng cắt giảm lao động sau đại dịch COVID-19

Trung tuần tháng 11/2022, hãng công nghệ khổng lồ Meta, chủ sở hữu mạng xã hội Facebook với hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới tuyên bố cắt giảm 11.000 lao động. Giám đốc điều hành Meta đồng thời cũng là nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg thừa nhận trách nhiệm đã để công ty đi chệch hướng và ông đã lạc quan quá mức khi tính toán sự tăng trưởng của hãng, dẫn đến tuyển dụng quá nhiều nhân sự.

Ngoài Meta, các hãng công nghệ khác cũng phải cắt giảm lao động bao gồm Twitter (cắt giảm 50% nhân sự, tương đương 3.750 người), Snapchat (giảm 1.200 người, tương đương 20% nhân sự). Những hãng này đều phát triển mạnh mẽ trong thời gian đại dịch COVID-19 và liên quan tới các hoạt động trực tuyến, điện toán đám mây…

Tuy nhiên, làn sóng cắt giảm lao động chưa dừng lại và các nền tảng giao hàng cũng trở thành nạn nhân. Đại dịch COVID-19 bùng phát, số lượng người làm việc trực tuyến tăng mạnh khiến doanh số máy tính và các sản phẩm điện tử khác tăng cao, nhưng giờ đây hãng HP đã phải cắt giảm 10% lao động, tương đương từ 4.000 – 6.000 nhân công. Nguyên nhân là do cuộc sống đã trở lại bình thường và dự báo lượng máy tính bán ra tiếp tục trong xu thế lao dốc tới năm 2023. Một “ông lớn” khác là Microsoft cũng tuyên bố cắt giảm lao động, nhưng chưa tiết lộ số lượng cụ thể.

Trong giới thương mại điện tử, hãng Amazon cắt giảm 10.000 lao động, nền tảng giao hàng DoorDash cắt giảm 1.250 việc làm, tương đương 6% nhân lực của công ty, hệ thống thanh toán Stripe cắt giảm 1.000 việc làm. Nguyên nhân cơ bản vẫn là trong thời gian dịch bệnh đã mở rộng quá mức.

Trong lĩnh vực giải trí, AMC Networks cắt giảm 200 việc làm, tương đương 20% ​​lực lượng lao động; Warner Bros. Discovery cắt giảm 1.000 việc làm và còn tiếp tục cắt giảm nhiều hơn.

Theo WSJ, trong danh sách các hãng cắt giảm lao động còn có Peloton với lý do sau dịch bệnh, nhu cầu về thiết bị tập thể dục tại nhà giảm sút. Công ty môi giới ô tô trực tuyến Carvana cũng không là ngoại lệ. Trong một email gửi nhân viên mà tờ WSJ có được, CEO Ernest Garcia III của Carvana nói rằng công ty đã dự tính quá mức về tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đối mặt nhiều thách thức. Carvana lên kế hoạch sa thải 1.500 người, 8% và 13% nhân viên bị sa thải trong tháng 6 và tháng 11/2022. Carvana cho biết việc cắt giảm nhân sự nhằm “cân bằng giữa doanh số và lượng nhân sự”.

Các ngành nghề ‘thảm’ nhất trong làn sóng cắt giảm lao động sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Hàng dài người tiêu dùng xếp hàng chờ mua những món đồ từ thương hiệu H&M. Ảnh: Reuters

Đương nhiên, nhiều doanh nghiệp phải sa thải nhân công không chỉ do mở rộng quá mức trong thời kỳ dịch bệnh mà còn bởi các nguyên nhân như lạm phát, lãi suất tăng, đồng USD mạnh lên, triển vọng kinh tế bấp bênh... Đầu tháng 11/2022, ứng dụng gọi xe Lyft thông báo cắt giảm 13% nhân sự, tương đương 700 người. Trong thư gửi nhân viên, CEO Lagan Green và Chủ tịch John Zimmer nhắc đến “khả năng suy thoái vào năm sau và chi phí bảo hiểm chuyến đi tăng”. Ngày 30/11, thương hiệu thời trang H&M của Thụy Điển thông báo sẽ cắt giảm khoảng 1.500 việc làm để giảm chi phí. Trong câu chuyện thu hẹp của H&M, người ta còn thấy bóng dáng ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine. Tháng 8/2022, H&M đã phải thanh lý hàng tồn kho để rút lui khỏi thị trường Nga vì không thể duy trì hoạt động kinh doanh ở đây. Trước khi chính thức đưa ra quyết định ngừng kinh doanh tại Nga, vào tháng 3/2022, H&M đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở nước này sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước?

Năm 2021, Việt Nam có 12,58 triệu người cao tuổi – chiếm 12,80% tổng dân số – ½ trong số họ vẫn đang làm việc để tự nuôi sống bản thân và phần nào giúp đỡ con cháu với mức lương bình quân bèo bọt – 3,7 triệu đồng/tháng. Để tránh đi theo ‘vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của cha anh, 1/3 thế hệ trung niên từ 30 đến 44 tuổi hiện tại, phải ‘thức tỉnh’ thay đổi tư duy nhờ vả người khác của mình…

Hà Nội lên tiếng về khu "đất vàng" gần Hồ Gươm xin xây tăng tầng

UBND TP Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch phân khu đô thị H1-C1 được duyệt dự án tại khu "đất vàng" số 31, 33, 35 Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), có thể xây công trình tối đa 8 tầng, tuy nhiên nhà đầu tư đề xuất xây dựng công trình cao tầng vượt chỉ tiêu cho phép.