Sức khỏe

Các kỹ năng an toàn ứng phó với bão và lũ lụt người dân cần biết

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đưa ra các khuyến cáo kỹ năng an toàn khi bão số 3 đổ bộ.

Hồi 7 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ Hải Phòng-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 12; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h

Theo dự báo, khoảng 10-14 giờ hôm nay (22/7), bão số 3 sẽ đi vào đất liền. Đề nghị người dân tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Người dân cần nắm rõ các kỹ năng an toàn ứng phó với bão và lũ lụt.

Người dân cần nắm rõ các kỹ năng an toàn ứng phó với bão và lũ lụt.

Khoảng 10-14 giờ hôm nay bão số 3 đi vào đất liền khu vực Hải Phòng - Ninh Bình, cường độ đổ bộ cấp 8-9, giật cấp 11-12. Mưa to diện rộng từ sáng sớm ngày 22/7 đến ngày 23/7, trọng tâm là Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa phổ biến 200-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Để đảm bảo an toàn, người dân lưu ý theo các khuyến cáo sau:

1️⃣ Theo dõi diễn biến của bão để chủ động ứng phó.

2️⃣ Ở yên trong nhà, nơi trú ẩn an toàn (đóng chặt cửa, tránh xa cửa sổ, khu vực có kính).

3️⃣ Tuyệt đối không ra ngoài khi bão đang đổ bộ, trừ trường hợp khẩn cấp. Nếu buộc phải đi ra ngoài, cần mang theo các vật dụng như đèn pin, áo phao, còi, điện thoại để liên lạc khi có sự cố.

4️⃣ Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ. Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật,…

5️⃣ Chủ động ngắt nguồn điện, khóa ga nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, điện giật trong điều kiện mưa bão nguy hiểm.

6️⃣ Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ. Không quay lại khi bão chưa tan.

7️⃣ Lưu ý thời gian tâm bão vào vì sẽ có khoảng 30 phút – 1 tiếng lặng gió trước khi gió đổi hướng và mạnh trở lại.

8️⃣ Đề phòng mưa, lũ, ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, khu vực đô thị và lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; đề phòng nước dâng vùng ven biển, cửa sông.

9️⃣ Lưu số điện thoại cứu hộ cứu nạn địa phương, thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm cho lực lượng chức năng trong trường hợp khẩn cấp.

1️⃣0️⃣ Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Một số hướng dẫn kỹ năng chi tiết theo từng loại hình thiên tai:

Các kỹ năng an toàn ứng phó với bão và lũ lụt người dân cần biết - 2

Hướng dẫn an toàn khi bão đổ bộ và trước khi có lũ lụt. Nguồn: Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hướng dẫn an toàn khi bão đổ bộ và trước khi có lũ lụt. Nguồn: Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Các tin khác

Ba không khi ăn chuối

Chuối là trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, nhưng cần có những lưu ý nhất định khi ăn loại quả này.

Đô thị vịnh đáng sống tại Việt Nam gọi tên Nha Trang

Chiếm 85% phiếu đồng thuận trong một khảo sát có tên “Nha Trang có phải nơi đáng sống”, Nha Trang khẳng định thành tựu hoàn thiện hạ tầng, nâng chất lượng sống, kiến tạo môi trường an cư hài hòa giữa bản sắc địa phương và nhịp phát triển hiện đại.