Thương hiệu cà phê nổi tiếng Nhật Bản % Arabica đã chính thức đặt chân vào Việt Nam sau bao ngày chờ đợi. Sau khi khai trương bằng màn thông báo đánh úp thực khách, Arabica đã có cho mình những đánh giá đầu tiên.
Về phần không gian, Arabica khiến không ít người phải hoang mang thì lối kiến trúc khác lạ, không giống với bất kỳ chi nhánh nào trên thế giới. Thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu này nhận về vô số lời bình luận về cách thiết kế cửa hàng đầu tiên tại chung cư 42 Nguyễn Huệ. Còn về phần nước uống thì 9 người 10 ý, vì đối với những ai thích cà phê đậm đà thì sẽ không quen. Nhưng với những người thích sự nhẹ nhàng thì ly Arabica latte là dành cho bạn. Qua 3 ngày khai trương, điều đọng lại với nhiều thực khách chính là giá nước uống lại % Arabica quá cao...
Vừa mới bắt đầu tại thị trường Việt Nam, người ta đã đặt thương hiệu này lên bàn cân để so sánh. Nhưng điều này cũng đúng, vì TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung thì văn hoá đi cà phê và thưởng thức cà phê vô cùng mạnh mẽ. Trước khi thương hiệu thế giới này du nhập vào nước ta, thì những thương hiệu nội địa vẫn đủ sức thu hút hàng triệu thực khách đi uống cà phê.
Vậy những thương hiệu đáng gờm nào mà % Arabica phải cân nhắc khi bước vào vùng đất của những người "nghiện đen đá, yêu phê sữa"?
Rang Rang Coffee
Không một dòng thông báo khai trương cũng không quá rầm rộ trên mạng xã hội, nhưng Rang Rang vẫn đủ sức thu hút đủ mọi khách hàng. Cũng tương tự như triết lý về thiết kế không gian của % Arabica, Rang Rang cũng tôn thờ sự tối giản. Từ bàn ghế, quầy pha chế đến logo thương hiệu cũng được lược bớt những chi tiết rườm rà để tinh gọn nhất có thể. Nếu người ta yêu thích đến Arabica để "check-in" cùng ký hiệu % nổi tiếng cùng thiết kế trắng tinh nhằm tôn thực khách, thì Rang Rang cũng không kém cạnh khi nội thất tại nơi đây luôn làm khách hàng trở nên thời thượng, sang chảnh hơn.
Điểm phải dè chừng: không gian độc đáo
The Running Bean
Từ khi mới ra mắt, The Running Bean đã gây ấn tượng với thực khách bởi vẻ ngoài lộng lẫy, sang chảnh của mình. Không chỉ chăm chút cho không gian mà ngay cả thức uống đặc trưng là cà phê cũng được các barista tỉ mỉ pha chế. Cà phê tại đây cũng tuy mang phong cách phương Tây nhưng cũng đã điều chỉnh lại đôi chút để hợp khẩu vị Việt. Ngoài ra, The Running Bean còn áp dụng hình thức quán cà phê kết hợp "brunch" một loại hình ăn nhẹ phổ biến. Để thực khách có thêm bữa ăn ngon trong lúc dùng cà phê tại quán. Chỉ những điểm này thôi cũng đủ khiến thương hiệu nội địa này trở thành một đối thủ cạnh tranh với cà phê % Arabica vừa mới ra mắt.
Ảnh: The Running Bean
Điểm phải dè chừng: thực đơn đa dạng và không gian độc đáo
Cộng Cà Phê
Từng gây sốt với dòng cà phê dừa nức tiếng, Cộng dường như trở thành "tường thành" trong lòng giới trẻ. Tuy đã qua thời kỳ hoàng kim nhưng lượng khách đổ về Cộng mỗi ngày vẫn không có dấu hiệu giảm. Không những nổi tiếng ở nội địa, độ yêu thích cà phê Cộng còn được lan toả ra nước ngoài và đặc biệt là Hàn Quốc. Công thức món nước ngon và ý tưởng không gian độc đáo mà Cộng đã áp dụng trở nên thành công bất ngờ. Điều này khiến Cộng cũng trở thành một cái tên đáng gờm với thương hiệu % nổi tiếng tại Nhật Bản.
Ảnh: congcaphe.com, Cong Caphe
Điểm phải dè chừng: dòng cà phê cốt dừa đặc trưng
Phúc Long Coffee & Tea
Bên cạnh Cộng, Phúc Long cũng là một thương hiệu có cái tên thuần Việt hiếm hoi trở thành tượng đài trong làng cà phê. Phân bổ khắp mọi lĩnh từ thức uống được pha chế đến bán lẻ cà phê nguyên chất, cà phê rang cho nhiều đối tượng. Phúc Long còn tiếp cận thêm nhiều đối tượng mới bằng cách kết hợp vói những cửa hàng tiện lợi nằm rải rác trên khắp thành phố. Cũng vì thế mà hai chữ Phúc Long được nhiều độ tuổi từ già trẻ, gái trai đều một lần nghe qua.
Ảnh: Brands Việt Nam
Bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến thương hiệu này trở thành một đối thủ khó nhằn với % Arabica đến từ Nhật Bản. Hương vị nước của hai thương hiệu này cũng được đánh giá làm "nước sông không phạm nước giếng". Khi Phúc Long vốn nổi tiếng với thức uống đậm đà đến mất ngủ thì % Arabica lại có hương vị thanh tao, dịu dàng hơn bội phần.
Ảnh: KINGMAP
Điểm phải dè chừng: tên tuổi lâu năm, món cà phê và trà đậm đà được lòng nhiều thực khách
Highlands Coffee
Sau khi % Arabica về Việt Nam, ngoài thương hiệu nước ngoài là Starbucks thì Highlands cũng cái tên được nhiều người đem ra so sánh. Với lợi thế là thương hiệu lâu năm cùng độ tin tưởng được nhiều người dân Việt lựa chọn. Nên không lạ gì khi Highlands trở thành "thương hiệu quốc dân" trong lòng nhiều người. Giá cả của hai thương hiệu cũng được đặt lên bàn cân trong nhiều ngày qua, có lẽ vì mức giá chênh lệch khá cao của họ. Như việc nước chanh ở % Arabica có giá thành đắt hơn gấp đôi so với Highlands Coffee. Nước chanh ở % Arabica có giá 115.000 đồng thì ở Highlands có giá là 55.000 đồng dù cùng size.
Ảnh: Tripadvisor, VnEconomy
Điểm phải dè chừng: tên tuổi lâu năm, mức giá vừa phải
Katinat Saigon Cafe
Trẻ trung, bắt "trend", thức uống đa dạng là những gì mà Katinat đang làm rất tốt. Bằng chứng là thương hiệu đã trở thành một địa điểm hàng đầu trong lòng giới trẻ mỗi khi nhắc đến cụm từ: "Đi cà phê không?". Giới sinh viên là những người lựa chọn Katinat nhiều hơn cả vì không gian rất yêu chiều những người học tập, làm việc cùng nước uống được đánh giá là xứng đáng với số tiền. Nên Katinat xứng đáng có một vị trí trong danh sách những đối thủ mà % Arabica phải nghiên cứu kỹ và lưu tâm khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Nguồn: ArchDaily, Momo, Katinat Saigon Cafe
Điểm phải dè chừng: giá thành phải chăng, không gian rộng rãi