Sức khỏe

Ca mổ "đi ngược dòng" chiến thắng tử thần

Bệnh nhân T.T.Đ. (72 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội) có tiền sử suy tim độ III trong 10 năm qua và từng phẫu thuật tuyến giáp từ năm 2007. Gần đây, bà bắt đầu thấy u cổ to nhanh, khó thở tăng dần và chỉ có thể ngủ ở tư thế ngồi. Trước khi nhập viện 2 ngày, bà xuất hiện dấu hiệu khó thở rít, nuốt vướng, phải thở oxy liên tục.

Chuyển từ Bệnh viện Tim Hà Nội sang Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, bệnh nhân được xác định có khối u tuyến giáp thùy phải kích thước 6x8cm, nằm chèn ép trực tiếp khí quản và thực quản, khiến đường thở chỉ còn khoảng hẹp nhất 2mm trên đoạn dài 2cm. Khí quản bị đẩy lệch sang trái 2cm, xẹp mềm, co thắt dễ xảy ra là yếu tố nguy cơ gây ngừng thở, ngừng tim bất cứ lúc nào.

Ca mổ “ngược dòng”, khối u phức tạp, bệnh nền nặng

Trước nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp, một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa đã diễn ra khẩn cấp giữa khoa Ngoại Đầu cổ và khoa Gây mê hồi sức.

“Khối u lành nhưng vị trí rất hiếm gặp, ép sát thực quản và khí quản là vùng giải phẫu nguy hiểm, nhất là khi bệnh nhân đã từng mổ tuyến giáp, có bệnh tim mạn tính và viêm phổi hai bên. Toàn bộ quá trình gây mê và mổ đều phải tính toán từng bước kĩ lưỡng”, TS. bác sĩ Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ chia sẻ.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Hà Kim Hảo, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, thử thách lớn nhất là gây mê qua đường thở hẹp và lệch. Các bác sĩ phải sử dụng ống nội khí quản siêu nhỏ, đồng thời điều trị tích cực trước mổ bằng oxy, kháng sinh, corticoid và chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu tim phổi.

Ca mổ 'đi ngược dòng' chiến thắng tử thần ảnh 1

Các bác sĩ phẫu thuật cứu sống bệnh nhân đặc biệt.

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ, với kĩ thuật bóc tách tinh vi “đi ngược dòng” qua các cấu trúc giải phẫu bị biến dạng. Các bác sĩ đã kiểm soát chảy máu, bóc tách thành công toàn bộ khối u mà không làm tổn thương khí quản, thanh quản, thực quản, đặc biệt không phải mở khí quản, điều thường xảy ra ở các ca khó tương tự.

Hồi phục ngoạn mục sau 3 ngày

Sau mổ, bệnh nhân được an thần, thở máy và chăm sóc tích cực. Chỉ sau 3 ngày, bà đã tự thở, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân chia sẻ: “Trước mổ, tôi và gia đình rất lo sợ. Nay được thở bình thường trở lại, tôi như được sống lần thứ hai”.

Theo các bác sĩ, đây là ca mổ có nhiều yếu tố nguy cơ phức tạp: bệnh lí nền nặng, u nằm ở vị trí khó, đường thở bị chèn ép gần như hoàn toàn. Việc phẫu thuật thành công cho thấy trình độ cao của đội ngũ y bác sĩ và năng lực điều trị chuyên sâu của bệnh viện trong xử trí các ca bệnh nguy hiểm, với mục tiêu không chỉ cứu sống mà còn đảm bảo chất lượng sống lâu dài cho bệnh nhân.

Các tin khác

Cổ phiếu nhà tỷ phú bứt phá, VN-Index chạm đỉnh mới

VN-Index vượt 1.450 điểm, có 5/5 phiên tăng giá trong tuần qua. Động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là VIC tăng sát trần, kéo chỉ số lên đỉnh mới. Dòng tiền vẫn đổ mạnh vào thị trường cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá lạc quan, dù độ phân hóa bắt đầu rõ nét hơn.

Vừa là khách hàng, vừa là "game thủ" trên app SHB SAHA, bạn đã thử chưa?

Không chỉ là một ứng dụng ngân hàng số thông thường, SHB SAHA còn mang tới một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ với tính năng game hóa độc đáo. Tại đây, mỗi giao dịch đều có thể tích lượt chơi, mở khóa thử thách và nhận vô vàn giải thưởng hấp dẫn lên tới 300 triệu đồng. Bạn đã sẵn sàng trở thành “game thủ” ngay trên app ngân hàng của chính mình chưa?

Nguy cơ cao dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại, nhiều người vẫn chủ quan

Từ đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết và 5 trường hợp tử vong. Dù số ca mắc giảm nhẹ so với cùng kì năm ngoái, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch vẫn rất lớn do thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sôi và tâm lí chủ quan trong cộng đồng. Nếu không hành động sớm và đồng bộ, dịch có thể quay lại với quy mô như năm 2022.