Tài chính

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế

TIN MỚI
Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 1.

Wilson Ong, 32 tuổi, làm quản lý trong ngành bán lẻ thời trang tại New Zealand. Thời gian gần đây, anh chứng kiến rất nhiều bạn bè của mình ra nước ngoài tìm cơ hội mới. Bản thân anh cũng đang lên kế hoạch rời khỏi New Zealand cùng họ.

“Đối với tôi, điều quan trọng là chất lượng công việc. Ở New Zealand, bạn sẽ cảm thấy bị hạn chế về cơ hội việc làm và tích luỹ kinh nghiệm”, Ong chia sẻ.

Không riêng Wilson Ong, thế hệ Y (sinh vào khoảng 1981-1996) và thế hệ Z (sinh vào khoảng 1997 - 2012) của New Zealand đang ngày một bất bình về nền kinh tế.

Vậy điều gì đang khiến người trẻ từ bỏ nơi từng được thế giới công nhận là thiên đường đẹp như tranh vẽ, tiến bộ và hạnh phúc?

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 2.

Nền kinh tế New Zealand vốn được đánh giá là hiện đại và phát triển. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997 – 1998, kinh tế New Zealand phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh. Ngân hàng Thế giới (WB) từng ca ngợi New Zealand là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. New Zealand có thế mạnh nổi bật là du lịch và xuất khẩu nông nghiệp.

Ngoài ra, New Zealand là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI). Chỉ số này đánh giá về nhu cầu cơ bản của con người thay vì chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế truyền thống.

Nhưng nền kinh tế nước này bắt đầu chịu tổn thất kể từ năm 2020. Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến chính phủ New Zealand phải đóng cửa biên giới. Tuy được khen ngợi là phản ứng nhanh nhạy với việc phòng chống dịch bệnh, quyết định phong toả khiến nguồn thu từ du lịch và xuất khẩu sụt giảm mạnh.

Cùng lúc đó, lạm phát cao ngất ngưởng làm xói mòn sức mua của khoảng 5 triệu người tiêu dùng trong nước. Trong quý 2/2022, tỷ lệ lạm phát hàng năm của New Zealand đạt 7,3%, mức cao nhất trong hơn ba thập kỷ. Nguyên nhân chính là do chi phí nhà ở tăng vọt. Ngoài ra, lạm phát toàn cầu, giá nguyên liệu, giá lương thực tăng cũng khiến chi phí sinh hoạt trong nước leo thang.

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 3.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) thực hiện một trong những đợt tăng lãi suất mạnh nhất thế giới nhằm ghìm cương lạm phát. New Zealand cũng là một trong những nước đầu tiên trên thế giới nâng lãi suất trrong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ lần này.

Kể từ tháng 10/2021, RBNZ đã thực hiện tổng cộng 12 đợt tăng lãi suất với 525 điểm cơ bản, đưa lãi suất lên 5,5%. Đây là mức cao nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008.

Nhưng sau khi tăng mạnh lãi suất, RBNZ nhận thấy hàng loạt dữ liệu cảnh báo "nền kinh tế suy thoái nhanh hơn dự kiến". Vì thế các nhà hoạch định chính sách ra tay hành động để nới lỏng chính sách lãi suất.

Theo Cơ quan Thống kê New Zealand (Stats NZ), kinh tế nước này chính thức rơi vào suy thoái khi ghi nhận 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp là quý 4/2022 và quý 1/2023. Bộ trưởng Tài chính New Zealand Grant Robertson lên tiếng xác nhận quốc gia Nam Thái Bình Dương này đang bước vào thời kỳ suy thoái.

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 4.

Trong ngày 14/8/2024, RBNZ đã cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản xuống còn 5.25%. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách tiền tệ của quốc gia này, đánh dấu lần cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ tháng 3/2020.

Đến nay, nền kinh tế đã thoát khỏi suy thoái trong quý 1/2024. Lạm phát cũng hạ nhiệt hạ nhiệt xuống còn 3,3% trong quý 2/2024. Tuy nhiên, lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu trung hạn từ 1% đến 3% của RBNZ.

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 5.

Chuyển ra nước ngoài sau khi tốt nghiệp vốn là lựa chọn quen thuộc của nhiều thế hệ thanh niên New Zealand. Họ coi kinh nghiệm ở nước ngoài (overseas experience - OE) là điều cần có trước khi trở về quê hương lập gia đình. Nhưng ngày càng có nhiều người “một đi không ngoái đầu nhìn lại”.

Trái ngược với số lượng người nhập cư và khách du lịch đổ về New Zealand, Stats NZ ước tính rằng 131.200 người đã rời khỏi đất nước trong vòng 12 tháng tính đến tháng 6/2024. Trong đó, khoảng 80.200 người là công dân New Zealand. Con số mới cao hơn gần 70% so với giai đoạn 12 tháng kết thúc vào tháng 6/2019, tức trước khi đại dịch bùng phát.

Theo số liệu thống kê của chính phủ, hơn 50% người di cư của New Zealand trong vòng 12 tháng kết thúc vào tháng 6/2024 là những người trong độ tuổi từ 20 đến 39. Trong đó những người từ 25 đến 29 tuổi chiếm đông nhất.

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 6.

Các yếu tố kinh tế là lý do chính thúc đẩy quyết định di cư ra nước ngoài của nhiều người New Zealand. Nhà kinh tế học Shamubeel Eaqub tại Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand cho biết: "Trong suốt một năm rưỡi qua, nền kinh tế New Zealand đã chậm lại. Tình trạng thất nghiệp đang gia tăng, đặc biệt là đối với các thế hệ trẻ nhất".

Wilson Ong từng hoãn kế hoạch chuyển đến Anh vào năm 2020 và quyết định ở lại New Zealand. Anh cho rằng ở lại sẽ an toàn hơn trong thời gian chờ đại dịch qua đi. Ong là một trong số những người hưởng lợi từ các khoản trợ cấp tiền lương thời Covid. Thậm chí, anh có thể quay lại công việc trước đây tại Auckland - thành phố lớn nhất của đất nước. Nhưng các khoản trợ cấp đại dịch dần cạn kiệt. Các doanh nghiệp nhỏ đóng cửa trong thời gian phong toả đã không bao giờ mở cửa trở lại.

Theo dữ liệu từ CoreLogic, tiền thuê nhà và thế chấp vẫn ở mức cao so với tiền lương. Trong khi đó, Ong cho biết tiền lương trong ngành của anh bị đình trệ, khiến anh cảm thấy tình hình kinh tế còn tệ hơn so với trước đại dịch.

Wilson Ong cho rằng đặc điểm của một nền kinh tế yếu kém là tiền lương không thể cân bằng được với chi phí sinh hoạt.

Nhà kinh tế Shamubeel Eaqub đánh giá rằng chỉ khi thị trường việc làm được cải thiện, những người “di cư kinh tế” mới ngừng rời khỏi New Zealand.

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 7.

Chán nản với việc phải vật lộn với sinh hoạt phí đắt đỏ, người dân New Zealand chuyển sang quan tâm quốc gia láng giềng Australia. Đây là điểm đến phổ biến nhất đối với những người di cư New Zealand, với nhiều hứa hẹn về công việc lương cao và nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống hơn.

Nền kinh tế quốc gia láng giềng không chỉ tốt hơn, chính phủ Australia còn tạo điều kiện thuận lợi cho người New Zealand đi lại theo visa đặc biệt. Năm ngoái, chính phủ liên bang Australia cũng đã trải thảm đỏ cho những người di cư New Zealand bằng cách đưa ra một chương trình mới đẩy nhanh quá trình cấp quyền công dân. Cụ thể, kể từ tháng 7/2023, công dân New Zealand đã sống tại Australia ít nhất 4 năm có thể trực tiếp nộp đơn xin nhập tịch.

Trong những tháng gần đây, các nhà tuyển dụng Australia, bao gồm các cơ sở y tế và cảnh sát, đã phát động các chiến dịch tuyển dụng mạnh mẽ, thậm chí đặt quảng cáo nhằm thu hút lao động từ New Zealand, Vương quốc Anh và Canada.

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 8.

Aukland - thành phố lớn nhất của New Zealand. Ảnh: Xinhua

Công ty tuyển dụng Hays gần đây còn phát hiện rằng các vị trí việc làm trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau tại Australia trả lương cao hơn đáng kể so với New Zealand. Ví dụ, một đốc công xây dựng có thể kiếm được nhiều hơn 60% tại Sydney so với tại Auckland.

Buồn của đất nước từng hạnh phúc nhất thế giới: Hàng nghìn người lũ lượt rời khỏi New Zealand, lạm phát và thất nghiệp phủ bóng nền kinh tế- Ảnh 9.

Theo nhà kinh tế Eaqub, dù cho lo ngại ngày về tình trạng chảy máu chất xám và mất đi lao động lành nghề, New Zealand chưa thể làm gì nhiều trong ngắn hạn để cải thiện tình hình kinh tế của mình.

Chỉ khi thị trường việc làm được cải thiện, những người “di cư kinh tế” mới ngừng rời khỏi New Zealand.
Nhà kinh tế học Shamubeel Eaqub - Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng (nền kinh tế) sẽ trở nên xấu đi rồi mới tốt lên”. Ông chỉ ra nguyên do một phần từ động thái chính sách hậu Covid của New Zealand. Chẳng hạn, lãi suất cao đã hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Dù Stats NZ đã cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 8, Eaqub cho biết nền kinh tế phải chờ đến năm 2025 mới có thể phản ứng lại với các động thái thay đổi lãi suất.

“Chúng tôi đang trong tình trạng thắt lưng buộc bụng. Và kết quả là nền kinh tế bị ảnh hưởng khá nặng nề”, Eaqub cho biết.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm