Tài chính

Bước tiến mới cho việc Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, phân quyền cho vay đặc biệt

(Ảnh: SBV)

Ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố một số thông tin về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD).

Dự luật nhằm thể chế hóa các quy định đã được áp dụng theo Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu, qua đó tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu quả hơn để xử lý dứt điểm nợ xấu và tăng cường tính ổn định cho hệ thống TCTD.

Khắc phục “khoảng trống” pháp lý trong xử lý nợ xấu

Theo NHNN, việc sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD xuất phát từ yêu cầu cấp thiết cả về chính trị, pháp lý và thực tiễn. Đây là bước hiện thực hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống TCTD.

Các văn kiện như Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương đều nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có việc xử lý dứt điểm nợ xấu nhằm khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

Nghị quyết số 42 đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, một số nội dung quan trọng vẫn chưa được luật hóa, gây khó khăn trong thực thi, đặc biệt liên quan đến quyền xử lý tài sản bảo đảm, thu giữ tài sản và thu hồi nợ.

Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng đang tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng, đặc biệt đặt trong bối cảnh hiện tại khi năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá để về đích cả nhiệm kỳ 2021-2025 và mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8%. 

Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố, như kinh tế toàn cầu còn nhiều rủi ro và thách thức, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp phục hồi chậm; năng lực quản trị của một số TCTD còn bất cập so với quy mô, thị trường mua bán nợ chưa phát triển như kỳ vọng.

Các tổ chức mua bán nợ cũng gặp vướng mắc khi thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm do thiếu cơ chế pháp lý rõ ràng và đồng bộ. 

Tăng quyền chủ động cho NHNN

NHNN cho biết dự thảo Luật lần này tiếp tục luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 42 đã phát huy tốt hiệu quả trong thực tiễn, bao gồm luật hóa quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm; luật hóa quy định về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; luật hóa quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Việc luật hóa các quy định này được thực hiện thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD. Ngoài ra, một nội dung đáng chú ý trong dự thảo là đề xuất sửa đổi, bổ sung thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt.

Cụ thể, dự thảo đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm từ Thủ tướng Chính phủ về NHNN. Việc phân cấp này nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của NHNN trong công tác điều hành, đồng thời bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản hoặc cần can thiệp khẩn cấp để bảo vệ hệ thống.

Việc luật hóa các quy định quan trọng trong xử lý nợ xấu và phân cấp thẩm quyền cho vay đặc biệt được kỳ vọng không chỉ giúp ngành ngân hàng vận hành hiệu quả hơn, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ an toàn hệ thống tài chính quốc gia trước các rủi ro tiềm ẩn.

Đây cũng là bước đệm để củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tổ chức quốc tế và các chủ thể trong nền kinh tế đối với năng lực điều hành và sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD dự kiến sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội trong tuần tới tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Nếu được thông qua, luật này được kỳ vọng sẽ tạo nên hành lang pháp lý minh bạch, đồng bộ và hiệu quả hơn cho công tác xử lý nợ xấu, cũng như hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

Giá vàng, USD đồng loạt giảm

Sáng nay (16/5), giá vàng trong nước giảm mạnh khiến các “nhà vàng” nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra. Giá USD ngân hàng về sát mốc 26.000 đồng/USD.

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Thẩm mỹ "chui" – Lợi nhuận xây bằng rủi ro sức khỏe con người

Những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng mạnh, kéo theo sự bùng nổ của các cơ sở thẩm mỹ trên khắp cả nước. Trong số đó, không ít cơ sở hoạt động không phép, sử dụng nhân sự không có chuyên môn chính quy và áp dụng các thủ thuật xâm lấn nguy hiểm trong điều kiện y tế không đảm bảo.

Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp nhận ca biến chứng thẩm mĩ do spa không phép gây họa

Liên tục tiếp nhận các ca tai biến nghiêm trọng do phẫu thuật thẩm mĩ, tiêm chất làm đầy tại các cơ sở không được cấp phép, Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mĩ (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo về tình trạng làm đẹp “chui” đang diễn ra tràn lan, đẩy nhiều người vào cảnh “tiền mất, tật mang”, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Giá xăng dầu tăng từ 15h chiều nay

Từ 15h hôm nay (15/5), giá xăng, dầu cùng tăng 280 - 630 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã qua 10 lần tăng giá.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.