Kỹ năng sống

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa

Dưới áp lực kinh tế hiện nay, người dân Nhật Bản đang “ngày càng nghèo”.

Mới đây, tờ nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản - Asahi Shimbun, đã đăng tải một bài viết khiến người ta không khỏi giật mình.

15% dân văn phòng “một tuần có hết 3-4 ngày không ăn cơm trưa”, vì thực phẩm tăng giá và tình trạng này đang ngày một trầm trọng hơn.

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 1.

Căn cứ vào một hạng mục thống kê “từng có ngày đi làm không ăn cơm trưa” vào tháng 12/2021, 29,5% người thể hiện đang lâm vào tình trạng này.

Trong đó, bao gồm:

56,5% người một tuần bỏ 1 buổi cơm trưa.

28,2% người một tuần bỏ 2-3 buổi cơm trưa.

Còn lại 15% người bỏ 3-4 buổi cơm trưa, cũng tức là quá nửa số ngày trong tuần.

Nguyên nhân chủ yếu khiến một bộ phận dân văn phòng không ăn cơm trưa là tiết kiệm.

Hết 60% người tiếp nhận phỏng vấn không muốn chi tiền cho bữa trưa mình yêu thích, mà chấp nhận ăn món rẻ tiền hơn trong ngày làm hành chính vì để tiết kiệm. 30% người trực tiếp nhịn luôn bữa trưa để thực hiện kế hoạch thắt chặt thu chi.

Không mua cơm hộp, chỉ ăn cơm văn phòng

Một cô gái làm việc ở cửa hàng tạp hóa tại thành phố Yokohama bất ngờ ăn bữa trưa ở cửa hàng tiện lợi. Cô cầm một hộp cơm gà rán, giá 700 yên (gần 120 nghìn đồng), do dự và cuối cùng lại đặt xuống.

Muốn để dành tiền thì phải tiết kiệm. Buổi trưa ăn ít một chút cũng không sao. Thế là cô đành lót bụng bằng cơm nắm vị ô mai muối giá 100 yên (hơn 17 nghìn đồng).

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 2.

Cô gái thường dùng phần cơm tối không ăn hết làm bữa trưa mang theo đi làm cho ngày hôm sau. Lần này cô phải ra cửa hàng tiện lợi mua bữa trưa là vì bữa tối hôm trước đã hết sạch.

4 năm trước, suy nghĩ về tương lai, cô quyết định bắt đầu để dành tiền, mang theo bữa trưa đi làm. Cô và bạn trai sống chung luôn khống chế khoản chi ăn uống không vượt quá 50 nghìn yên/tháng (hơn 8,5 triệu đồng).

Cuối tháng là những ngày nghèo khó nhất, cô gái thường nhịn luôn bữa trưa.

Bữa trưa chỉ uống nước và ăn vặt: Cơm trắng ô mai, cơm trắng trứng cá…

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 3.

Bữa trưa của nhiều người khá nghèo nàn, lắm lúc chỉ cần no bụng là đủ. Nhưng vẫn tốt hơn là không ăn gì.

Ở Nhật, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thường rẻ hơn nhiều so với trong nước. Nếu bạn muốn tiết kiệm thì phải mua thực phẩm nhập khẩu. Nhưng kể từ năm 2021, giá thực phẩm nhập khẩu đã tăng lên chóng mặt.

Không chỉ giá thực phẩm bán lẻ và sỉ tăng lên, mà giá bán thành phẩm chế biến bằng cách thu mua nguyên liệu nước ngoài giá rẻ cũng tăng theo. Do đó, việc mua thực phẩm về tự nấu ăn trở nên rất tốn kém. Suất ăn trong canteen, cơm hộp trong cửa hàng tiện lợi và thực phẩm đông lạnh trong siêu thị cũng đắt đỏ không kém.

Việc ăn uống ngày càng trở nên “thiếu thiện cảm” với những người không khá giả. Đồng thời, các bài báo về phong cách sống và các blogger nổi tiếng trên internet ngày càng trở nên phổ biến hơn để giới thiệu cách chế biến "bữa ăn tiết kiệm" và "cơm hộp văn phòng tiết kiệm".

“Một nhà 5 người khống chế chi phí ăn uống không vượt quá 6,8 triệu đồng”

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 4.

Toàn bộ thực phẩm trong một tuần.

Các blogger khác làm thịt băm tẩm bột chiên, cho thêm bột năng vào xay đều thì blogger này trộn giá đỗ vào thịt xay, cũng xem như khá tốt cho sức khỏe.

Đĩa thức ăn được bày biện tương đối tinh tế.

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 5.

Chỉ là bạn không thể biết được nhiêu đây đủ no bụng hay không.

Tắt đi camera quay hình, đèn sáng… đây chính là bữa tối của một gia đình 5 người!

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 6.

Trên bàn có nhiều chén đĩa thật đấy nhưng thực chất chẳng có lấy một miếng thịt. Hai món chính, một đĩa khoai lang chiên và một đĩa chiên "đồ ăn thừa trong tủ lạnh".

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 7.

Đối với một gia đình 5 người, các món thịt ăn một tuần phải được kiểm soát theo ngân sách quy định. Đủ ăn hay không còn tùy thuộc vào cách chế biến. Khi bàn ăn thiếu món thịt, có thể bù đắp bằng khoai lang chiên và phần "đồ ăn thừa trong tủ lạnh" để làm đầy đủ hai món chính.

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 8.

Không có tiết kiệm nhất, chỉ có tiết kiệm hơn!

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 9.

Một gia đình 4 người, tiền ăn hàng tháng là 20 nghìn yên (hơn 3,4 triệu đồng). Các món ăn của một tuần là toàn bộ như hình trên đấy!

Đối với các bà nội trợ, những công thức nấu ăn tiết kiệm tiền giống như bí kíp võ công. Họ ghi chú rõ ràng trong sổ để tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm hết mức có thể.

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 10.

Ngoài ra còn có "bento có giá không quá 100 yên (hơn 17 nghìn đồng)".

Bữa ăn của dân văn phòng ở Nhật: Người thì nhịn ăn để tiết kiệm, người thì gồng mình thắt chặt chi tiêu để không bỏ bữa - Ảnh 11.

Tất nhiên, so với người chọn không ăn trưa để tiết kiệm tiền thì bộ phận người nấu ăn theo cách thắt chặt chi tiêu này chắc chắn hạnh phúc hơn. Vì ít nhất họ có thể ăn một bữa trưa một cách nghiêm túc.

Bị ảnh hưởng cuộc lạm phát toàn cầu, giá cả thực phẩm tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng.

Giá cả đang tăng nhưng lương lại khó tăng. Để tiết kiệm tiền, đã có 15% nhân viên văn phòng bỏ bữa trưa hết 4 ngày trong tuần. Sau đợt giá cả tăng cao này, liệu dân văn phòng có tiếp tục chọn cách nhịn ăn trưa để tiết kiệm nữa không?

(Nguồn: Zhihu)

Các tin khác

Petrolimex có Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa quyết định bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển làm Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Vàng thế giới "loạn nhịp", trong nước trụ vững vùng giá cao

Giá vàng thế giới biến động rất mạnh trong phiên giao dịch hôm qua, khi số liệu CPI tháng 6 tại Mỹ được công bố. Còn giá vàng trong nước "lặng sóng" trước biến động quốc tế, vẫn trụ vững ở vùng giá cao, mở cửa tăng nhẹ thêm khoảng 50.000 đồng/lượng.

Becamex IDC đầu tư gần 5.500 tỷ đồng cho KCN Cây Trường

Becamex IDC sẽ sử dụng 15% vốn tự có ( khoảng 819 tỷ đồng) và 85% vốn vay (4.640 tỷ đồng) để xây dựng khu công nghiệp Cây Trường. Thời gian xây dựng dự án từ năm 2022 đến 2026 và cho thuê cơ sở hạ tầng từ năm 2022 - 2030.