Bất động sản

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần nhìn lại quy hoạch đô thị từ thực trạng ngập úng

Trước thực trạng đường phố Hà Nội ngập sâu sau mưa lớn, ảnh hưởng đến giao thông cũng như đời sống của người dân như hôm qua, sáng nay (30/5), bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về công tác quy hoạch đô thị từ kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Diệp Anh/BNEWS/TTXVN

Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, việc đường phố ngập sau mưa lớn ở Hà Nội có phải chỉ là tình trạng bất thường của thời tiết?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sự nóng lên toàn cầu thì cả thế giới biết rồi. Không chỉ ở Việt Nam đâu, cả những quốc gia có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu... Câu chuyện thời tiết bất thường, lượng mưa lớn, tập trung vào một điểm nhất định thì không có hạ tầng nào "chống chịu" được.

Chỉ có điều, chúng ta cần phân biệt vấn đề dị thường của thời tiết, mưa lớn cực đoan với vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn, thiếu dự báo. Đây là 2 vấn đề nhưng nguy cơ khiến các vùng đô thị ngập lụt là như nhau.

Phóng viên: Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì, thưa Bộ trưởng? Nhất là Hà Nội, "cứ mưa là ngập" dường như là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng "nói mãi" mà vẫn chưa giải quyết được tình trạng này?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi cho rằng phải nhìn lại toàn bộ quy hoạch hạ tầng các đô thị và vấn đề thiết kế các đô thị hiện nay. Mỗi một đô thị mang những đặc trưng riêng về địa hình, quan trọng nhất phải một hệ thống dự báo được tính cực đoan của khí hậu và thời tiết.

Hệ thống này cũng phải dự báo được số lượng dân cư ở các đô thị. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề ngập úng ở vùng lõi đô thị. Và, câu chuyện dự báo này không chỉ mang tầm nhìn ngắn hạn mà mang tầm nhìn dài hạn từ 20 - 50 năm.

Thực tế, khi dân số tăng lên, kèm theo phải có hạ tầng; trong đó, phải tính toán hạ tầng tiêu thoát nước, bao gồm cả lượng nước mà con người sử dụng, lượng nước mưa trong trường hợp thời tiết cực đoan nên phải tính toán đồng bộ

Phóng viên: Hà Nội có nên có một dự án chống ngập trong quy hoạch đô thị như Tp. Hồ Chí Minh không, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hà Nội cần tăng cường dự báo, cũng như cần một dự án tổng thể; trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử và những số liệu hiện nay của thời tiết cực đoan. Cùng với đó là tính toán một cách kỹ càng trong tiếp cận khi thiết kế đô thị để làm sao đô thị chống chịu được với thời tiết cực đoan.

Theo đó, dự án tiếp cận một cách tổng thể xuất phát từ dự báo, quy hoạch, tính toán để làm hạ tầng có khả năng chống chịu, thích ứng, phù hợp; đồng thời, kết hợp áp dụng các giải pháp mang tính chủ động. Đơn cử, ở các nơi khi lũ lụt lên thì có khu vực để chứa nước như cánh đồng, sân vận động, bể chứa nước.., tạo ra một hệ thống hạ tầng chứa nước ở những khu ngập lụt lớn.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là đặt dự án trong thiết kế tổng thể làm thế nào để xây dựng được những đô thị có khả năng chống chịu được bền vững.

Phóng viên: Xin cám ơn Bộ trưởng!

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Agriseco khuyến nghị nhóm ngành hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất mới ban hành

Agriseco Reseacrh cho rằng ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất này khi có thể mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh thu nhập lãi thuần. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu ngành trong các ngành được hỗ trợ, đáng chú ý là nhóm dịch vụ hàng không, sản xuất - xuất khẩu và công nghệ thông tin.

Kỹ sư xây dựng có thương hiệu và lương cao rẽ ngang sang chứng khoán: "Môi giới khoe mẽ nhà, xe, khoe lãi là xưa rồi"

"Năm 2021 đến nay mọi người đã chứng khiến một cơn sốt về chứng khoán, môi giới chứng khoán cũng được hưởng lợi rất nhiều nên thu nhập rất cao trên 100 triệu đồng/tháng là chuyện nhiều môi giới đạt được. Từ đó nhiều môi giới đã sử dụng phương thức "lấy tài sản vật chất" tạo vị thế cho bản thân mình".

Thị trường chứng khoán (30/5): Cổ phiêu ngân hàng, BĐS trở lại dẫn dắt, VN-Index lên hơn 8 điểm

VN-Index kết phiên tại mốc 1.293,92 điểm, ghi nhận 1 phiên giao dịch thành công về mặt điểm số. Hôm nay hàng T+3 của phiên bùng nổ theo đà về nhưng thanh khoản tính đến thời điểm này vẫn khá thấp và thị trường vẫn tạm thời đang tăng điểm nhẹ đồng nghĩa với việc áp lực cung ở vùng này cũng không nhiều.

Phụ nữ Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những doanh nhân vững vàng nhất trên thế giới

Theo một báo cáo của Mastercard, phụ nữ ở Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam, được cho là tham gia khởi nghiệp ở mức độ cao, đôi khi còn ngang bằng với nam giới, mặc dù họ vẫn còn phải đối mặt với vô vàn những thách thức. Sự bền bỉ của phụ nữ Philippines được ghi nhận là đặc biệt ấn tượng.