Doanh nghiệp

Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) đặt mục tiêu lợi nhuận đi ngang, muốn giảm chi cổ tức năm 2021 xuống còn 1.640 tỷ

 Ảnh: Minh Hằng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (mã: GVR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên và dự kiến tổ chức vào ngày 17/6.

Năm 2022, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác 29.700 tỷ đồng, tăng 4,79% so với thực hiện cả năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế ước tính là 5.340 tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2021. 

Lợi nhuận công ty mẹ năm nay dự kiến là 2.300 tỷ. Trong đó, theo kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, GVR dự kiến dành 2.000 tỷ đồng trả cổ tức tức tương đương khoảng 5% vốn điều lệ. 300 tỷ đồng còn lại sẽ được trích lập các quỹ theo quy định. 

Tại đại hội tới, GVR cũng trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2021 với giá trị khoảng 1.640 tỷ đồng tương đương 4,1% vốn điều lệ. Theo nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2021, kế hoạch trả cổ tức năm 2021 là 6% vốn điều lệ, tương ứng 2.400 tỷ đồng.

Về tình hình chung của ngành cao su, năm 2022 được dự báo là một năm tiếp tục đầy khó khăn, thách thức. Đầu tiên, lĩnh vực cao su là ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất tập đoàn, giá mủ tuy có tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp.

Ở lĩnh vực gỗ, sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Lĩnh vực bất động sản của tập đoàn gặp khó khăn về việc phát triển khu công nghiệp, cơ chế thuê đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng chưa thuận lợi.

Ngoài ra, rủi ro dịch bệnh COVID-19, xung đột quân sự Nga và Ukraine khiến lạm phát tăng cao, tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tập đoàn trong năm 2022.

Về nhiệm vụ chính của năm 2022, đầu tiên, GVR dự kiến hoàn thành việc trình và phê duyệt tăng vốn điều lệ cho các công ty TNHH MTV cao su.

GVR cũng dự kiến hoàn thành đề án tái cơ cấu toàn diện tập đoàn sau cổ phần hóa, trọng tâm là thoái vốn đầu tư ngoài ngành, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Kỹ sư xây dựng có thương hiệu và lương cao rẽ ngang sang chứng khoán: "Môi giới khoe mẽ nhà, xe, khoe lãi là xưa rồi"

"Năm 2021 đến nay mọi người đã chứng khiến một cơn sốt về chứng khoán, môi giới chứng khoán cũng được hưởng lợi rất nhiều nên thu nhập rất cao trên 100 triệu đồng/tháng là chuyện nhiều môi giới đạt được. Từ đó nhiều môi giới đã sử dụng phương thức "lấy tài sản vật chất" tạo vị thế cho bản thân mình".

Phụ nữ Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những doanh nhân vững vàng nhất trên thế giới

Theo một báo cáo của Mastercard, phụ nữ ở Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam, được cho là tham gia khởi nghiệp ở mức độ cao, đôi khi còn ngang bằng với nam giới, mặc dù họ vẫn còn phải đối mặt với vô vàn những thách thức. Sự bền bỉ của phụ nữ Philippines được ghi nhận là đặc biệt ấn tượng.