Kinh doanh

Bộ trưởng Tài chính: Linh hoạt rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thu phí dự án PPP

Tóm tắt:
  • Dự án doanh thu tăng 10-15% cần đàm phán rút ngắn thời gian thu phí.
  • Dự án doanh thu giảm 10% gặp khó khăn do nhà đầu tư.
  • Các luật sửa đổi hướng tới đơn giản hóa thủ tục, phân cấp, thúc đẩy phát triển công nghệ.
  • Nên áp dụng cơ chế đàm phán linh hoạt thay vì quy định cứng về doanh thu.
  • Chậm giải ngân chủ yếu do nguyên nhân chủ quan của các bộ, ngành, địa phương.

Sáng nay (25/4), Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, thảo luận và cho ý kiến về các dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Chính phủ, trình bày Tờ trình, cho biết mục đích của các dự án luật là nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trong đó, việc hỗ trợ, phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, tài chính, ngân sách được chú trọng, để từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sử dụng hiệu quả nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

202504250919348326_DSC_0202.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Quốc hội

Về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), ông Thắng cho hay quy trình, thủ tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp tục đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện gói thầu, bỏ các thủ tục trung gian như thẩm định hay kết quả công nhận mời thầu,...

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) bổ sung thêm ưu đãi cho nhà đầu tư tham gia, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Trong khi đó, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) bổ sung theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính, tăng phân cấp, phân quyền cho bộ, cơ quan, địa phương... Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan về quản lý, sử dụng tài sản hình thành qua việc triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng cần có cơ chế chia sẻ doanh thu linh hoạt hơn quy định tại luật.

Chẳng hạn, theo quy định hiện hành, một dự án BOT giao thông khi doanh thu vượt 125% dự kiến sẽ phải đàm phán để rút ngắn thời gian thu phí. Trường hợp doanh thu không đạt, chỉ khoảng 75%, thì đàm phán kéo dài thời gian thu phí cho nhà đầu tư.

Ông Thắng kiến nghị không nên có “quy định cứng”, thay vào đó nên áp dụng cơ chế đàm phán linh hoạt, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa tránh thất thoát. 

202504250954263286_DSC_0393.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng. Ảnh: Quốc hội

“Có những dự án, doanh thu chỉ tăng 10-15% đã là rất lớn, đặt ra yêu cầu phải đàm phán lại. Nhưng có dự án nếu doanh thu giảm 10% nhà đầu tư đã gặp khó khăn” - ông Thắng nêu rõ.

Liên quan đến đề xuất mở rộng danh mục miễn thuế nhập khẩu máy móc, vật tư chuyên dùng phục vụ cho hoạt động phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ tại dự án Luật Hải quan (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh phần lớn những mặt hàng trong danh mục Việt Nam chưa thể sản xuất, hoặc có sản xuất nhưng chất lượng chưa cao. 

Do đó, danh mục này sẽ không tác động nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Đồng thời, ông Thắng cho rằng có thể nghiên cứu hỗ trợ những doanh nghiệp có cùng mặt hàng bằng cách khác.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho rằng nên tập trung sửa đổi những nội dung cấp bách, liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy cũng như hoạt động liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Những nội dung mới, có tác động lớn về kinh tế xã hội cần phải đánh giá kỹ hơn về đối tượng chịu trực tiếp tác động cũng như tính khả thi, sự ổn định của các luật sửa đổi khác.

Thủ tướng yêu cầu lập kênh tiếp nhận ý kiến thanh niên về khoa học công nghệ

Thủ tướng yêu cầu lập kênh tiếp nhận ý kiến thanh niên về khoa học công nghệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thiết lập kênh tiếp nhận ý kiến của thanh niên về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; báo cáo Chính phủ trước ngày 30/6.
Chậm giải ngân, không tiêu được tiền chủ yếu do chủ quan của bộ, ngành, địa phương

Chậm giải ngân, không tiêu được tiền chủ yếu do chủ quan của bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết giải ngân vốn đầu tư công cơ bản đến nay không còn vướng mắc về thể chế, bởi vậy việc chậm giải ngân, không tiêu được tiền chủ yếu do nguyên nhân chủ quan của các bộ, cơ quan, địa phương.

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Mua lô đất bỏ hoang suốt 2 thập kỷ, bán gấp 10 lần tưởng đã lãi to, ai ngờ chỉ trong 3 tháng sau giá lại tăng thêm 8 lần nữa khiến người bán tiếc ngẩn ngơ

Mua 2 lô đất Mê Linh từ thời giá chỉ hơn 3 triệu đồng/m2, chị H. chốt lời thành công với giá 32 triệu đồng/m2, tăng gấp 10 lần giá vốn chị bỏ ra. Nhưng điều khiến chị không khỏi tiếc nuối là chỉ sau vài tháng, chủ mới đã bán tiếp với giá 54 triệu đồng/m2, nâng mức tăng lên tới 18 lần.

Tin xem nhiều