Thời sự

Bộ Tài chính trả lời Giám đốc Công an Hà Nội về vấn đề trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội), Giám đốc Công an Hà Nội về một số vấn đề liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Trước đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung đề nghị Bộ Tài chính nêu giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trị trường trái phiếu và đảm bảo quyền lợi của người dân (nhà đầu tư). Theo Giám đốc Công an Hà Nội, thời gian qua, tình trạng người dân tụ tập đông người, căng băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp diễn biến phức tạp, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô. Nguyên nhân là các nhà đầu tư không được thanh toán trái phiếu đến hạn.

Trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết năm 2022, thị trường TPDN có nhiều biến động do phát sinh những vu việc vi phạm pháp luật như vụ liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đặc biệt là vụ việc của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.

Sau các vụ việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp phát hành nêu trên, có tình trạng người dân, nhà đầu tư mua trái phiếu tập trung tại một số cơ quan Nhà nước. Bộ Tài chính nêu rõ, thị trường TPDN bị mất niềm tin, thanh khoản thị trường gặp khó khăn, bên cạnh đó kinh tế chưa phục hồi sau đại dịch nên một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp khó khăn trong cân đối các nguồn lực để thanh toán gốc, lãi trái phiếu, dẫn đến chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ.

Đứng trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã có các chỉ đạo quyết liệt, kịp thời để các bộ ngành triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định thị trường TPDN, giảm áp lực thanh khoản và khôi phục niềm tin thị trường để TPDN phát triển minh bạch, an toàn, bền vững. Đồng thời, Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng vì các thị trường liên thông với nhau.

Cùng với đó, Bộ Tài chính đã làm việc trực tiếp với 39 doanh nghiệp và có văn bản yêu cầu từng doanh nghiệp phát hành ưu tiên sử dụng mọi nguồn lực để thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư theo đúng cam kết, có trách nhiệm tới cùng trong việc thanh toán nghĩa vụ TPDN theo nguyên tắc "lợi ích hài hoà, khó khăn chia sẻ", giữ uy tín của doanh nghiệp với nhà đầu tư và trên thị trường, trường hợp có khó khăn trong cân đối nguồn chi trả, phải chủ động làm việc với nhà đầu tư để có phương án thanh toán trái phiếu phù hợp, đảm bảo quyền, lợi ích của nhà đầu tư, không gây mất trật tự xã hội.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã có hai văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phát hành công bố thông tin minh bạch, đầy đủ, chủ động sử dụng các dịch vụ kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm, định giá tài sản để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp và công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đang đề xuất Bộ Công an tích cực đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm thời gian vừa qua để sớm có phương án xử lý, thanh toán tiền cho nhà đầu tư TPDN, góp phần ổn định tâm lý thị trường.

Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước các đơn vị thuộc Bộ tăng cường thanh tra, giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành và cung cấp dịch vụ về TPDN. Trong năm 2022, Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 12 doanh nghiệp phát hành, 27 công ty chứng khoán, 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, 16 doanh nghiệp kiểm toán và 15 doanh nghiệp thẩm định giá.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm