Sống

Bố mẹ càng la mắng, con càng chậm tiến: Chỉ cần áp dụng 3 cách này, trẻ tự giác học hành gấp 100 lần!

Tóm tắt:
  • Cha mẹ nên khơi dậy động lực bên trong thay vì quát mắng để trẻ tự giác học tập.
  • Việc ép buộc và so sánh có thể khiến trẻ chán nản và mất động lực.
  • Trao quyền kiểm soát thời gian giúp trẻ hứng thú hơn với việc học.
  • Ghi nhận sự tiến bộ của trẻ là cách hiệu quả để tăng cường sự tự tin.
  • Học tập nên được xem như một trải nghiệm thú vị, không phải nghĩa vụ nặng nề.

* Chia sẻ của một vị phụ huynh về sự thay đổi trong cách dạy con trên trang Sohu

Bố mẹ càng la mắng, con càng chậm tiến: Chỉ cần áp dụng 3 cách này, trẻ tự giác học hành gấp 100 lần!- Ảnh 1.

Người bố đã có những thay đổi khác về cách dạy con.

Chiếc đồng hồ trên tường vẫn không ngừng tích tắc, đã hơn 11 giờ đêm, nhưng con gái tôi vẫn cặm cụi với bài toán thứ sáu. Cô bé nhìn chằm chằm vào quyển vở, không biết đang suy nghĩ gì. Nếu là ba năm trước, tôi chắc chắn sẽ đặt đồng hồ bấm giờ trước mặt con và lạnh lùng tuyên bố: "Bố cho con 5 phút".

Nhưng bây giờ thì khác.

Chiếc đồng hồ bấm giờ đó đã bị con gái lớn của tôi đập vỡ từ lâu và nằm lặng lẽ trong ngăn kéo, còn hai chị em thì đang hào hứng thi đọc thuộc lòng tiếng Anh. Trên bàn, một chiếc đồng hồ cát nhỏ – món đồ thủ công ba chúng tôi tự tay làm – lặng lẽ chảy từng hạt thời gian.

Bất chợt, cô con gái út giơ chiếc đồng hồ cát lên, mắt sáng rực: "Bố ơi, nhìn này! Thời gian có thể phát sáng!".

Tôi tiến lại gần, nhìn chiếc đồng hồ cát lấp lánh dưới ánh đèn, rồi nhìn xuống góc bàn, nơi có một bức vẽ đơn giản: Hai chị em ngồi trên một chiếc đồng hồ cát khổng lồ, xung quanh là những ngôi sao lấp lánh, bên cạnh có dòng chữ: "Đêm nay đẹp quá, chẳng cần bố phải giục, những vì sao vẫn đang tỏa sáng".

Khoảnh khắc ấy, tôi bỗng nhận ra một điều: "Giáo dục không phải là ép buộc hay thúc giục, mà là giúp trẻ hiểu giá trị của thời gian – để mỗi chiếc đồng hồ bấm giờ trở thành một bầu trời đầy sao trong mắt chúng".

Bố mẹ càng la mắng, con càng chậm tiến: Chỉ cần áp dụng 3 cách này, trẻ tự giác học hành gấp 100 lần!- Ảnh 2.

Việc cha mẹ liên tục thúc ép vô tình khiến trẻ mất đi động lực học tập.

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng thúc ép, nhắc nhở liên tục hay so sánh điểm số sẽ giúp con học tốt hơn. Nhưng thực tế, những áp lực vô hình ấy lại khiến trẻ mệt mỏi, chán nản và mất đi động lực thật sự. Bí quyết của những bậc cha mẹ thông minh nằm ở chỗ: Không phải ép buộc, mà là khơi dậy hứng thú và tinh thần tự giác.

Thúc giục - "Con dao hai lưỡi" làm tê liệt động lực

Ai chẳng từng sốt ruột khi thấy con chần chừ với bài tập? Nhưng việc liên tục hối thúc, giám sát chặt chẽ lại dễ khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt. Khi bị ép quá mức, thay vì bắt tay vào làm, trẻ sẽ lại trì hoãn, thậm chí phản kháng, vì chúng không còn cảm thấy mình làm chủ được việc học.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi trẻ được tự quyết định, vỏ não trước trán – nơi điều khiển trách nhiệm và sự tập trung – sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, thay vì giám sát chặt chẽ và thúc ép, cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách tự nhiên. Một lịch trình rõ ràng, kết hợp với những khoảng thời gian thư giãn hợp lý, sẽ giúp trẻ không cảm thấy học tập là một nghĩa vụ nặng nề. Đồng thời, có thể áp dụng phương pháp Pomodoro, với chu kỳ 25 phút tập trung – 5 phút nghỉ ngơi, cũng là một cách hiệu quả để duy trì sự tỉnh táo và hiệu suất. Ngoài ra, việc sử dụng những công cụ đo thời gian trực quan như đồng hồ cát hay hẹn giờ có thể giúp trẻ cảm nhận được tiến trình học mà không bị áp lực.

Khi trẻ được trao quyền kiểm soát thời gian của mình, động lực bên trong sẽ được kích hoạt, biến quá trình học tập từ bị động thành chủ động và đầy hứng thú.

Lời phủ định - "Tảng đá" nghiền nát sự tự tin của trẻ

"So với bạn A, con kém xa!", "Sao điểm thấp thế này?" – những câu nói quen thuộc này có thể vô tình khiến trẻ mất niềm tin vào bản thân. Lời phủ định lặp đi lặp lại không chỉ làm giảm động lực, mà còn khiến trẻ nghĩ rằng mình chẳng bao giờ đủ giỏi trong mắt cha mẹ.

Bố mẹ càng la mắng, con càng chậm tiến: Chỉ cần áp dụng 3 cách này, trẻ tự giác học hành gấp 100 lần!- Ảnh 3.

Việc được cha mẹ ghi nhận sự tiến bộ giúp trẻ cảm thấy có động lực hơn.

Bố mẹ càng la mắng, con càng chậm tiến: Chỉ cần áp dụng 3 cách này, trẻ tự giác học hành gấp 100 lần!- Ảnh 4.

Đừng để trẻ coi việc học là một nhiệm vụ nhàm chán và bắt buộc.

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

"Chìa khóa" giúp trẻ an toàn hơn khi có động đất

Sau trận động đất mạnh ở Myanmar gây rung chấn đến Việt Nam, nỗi lo về an toàn thiên tai càng gia tăng. Chuyên gia khuyến cáo, trang bị kỹ năng ứng phó động đất cho trẻ từ nhỏ là "lá chắn" bảo vệ các em trước hiểm họa khó lường.