Xã hội

Bộ GTVT yêu cầu chuyển giao hồ sơ cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành hơn 24.000 tỷ đồng cho Bình Dương

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có công văn gửi UBND tỉnh Bình Dương; Ban QLDA đường Hồ Chí Minh; Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT về việc cung cấp hồ sơ dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, theo Báo Giao thông.

Theo đó, Bộ GTVT giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT khẩn trương cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan của dự án cho UBND tỉnh Bình Dương và phối hợp chặt chẽ với địa phương này trong quá trình triển khai dự án.

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành gồm có hai đoạn: đoạn tuyến nối cao tốc dài 8,6 km từ nút giao Gò Dưa (Vành đai 2 TP HCM) đến nút giao An Phú (Vành đai 3 tỉnh Bình Dương) và đoạn tuyến cao tốc từ nút giao An Phú đến quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

Tổng chiều dài dự án là 68,7 km (đoạn qua TP HCM khoảng 1,7 km, đoạn qua tỉnh Bình Dương khoảng 60 km, đoạn qua tỉnh Bình Phước khoảng 7 km).

Đoạn tuyến nối cao tốc có tốc độ thiết kế 80 - 100 km/h gồm 6 làn xe chạy suốt và 4 làn đô thị hai bên với bề rộng nền đường từ 60 - 64 m. Đoạn tuyến cao tốc: giai đoạn hoàn chỉnh, đường cao tốc với tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h với 6 làn xe, phân kỳ giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, bề rộng nền 17 m.

Dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với sơ bộ tổng mức đầu tư 24.275 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia khoảng 12.137 tỷ đồng, vốn BOT khoảng 12.138 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay). Nếu được cấp thẩm quyền thông qua, dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025.

Trước đó, Chính phủ đã giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư, tạo tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bình Dương với Bình Phước và với vùng Tây Nguyên.

 
 

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bùng nổ các dự án nhà ở xã hội khắp cả nước

Năm 2022, không chỉ các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đang chuẩn bị làm hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội các địa phương đang tấp nập phê duyệt các dự án nhà ở xã hội trên cả nước.

Người Hà Nội mặc áo rét ra đường giữa... mùa hè

Hôm nay (16/5), người dân Hà Nội bất ngờ đón không khí lạnh ngay đầu mùa hè với nhiệt độ thấp nhất từ 17-19 độ C. Vì vậy, không ít người khi ra đường phải mặc áo rét, quàng khăn để giữ ấm.

Chân dung ông Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch HĐQT VinHomes

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Vinhomes được biết đến là một trong những lãnh đạo lâu năm của Tập đoàn Vingroup. Ông từng có thời gian dài kinh doanh ở Đông Âu trước khi về Việt Nam.

Khối ngoại mua ròng gần 300.000 cổ phiếu HDB phiên 16/5

Trong khi nhiều cổ phiếu ngân hàng khiến nhà đầu tư ngỡ ngàng với những lần đảo chiều tăng/giảm mạnh phiên 16/5 thì cũng có nhiều mã duy trì được sắc xanh ổn định trong hầu hết toàn bộ phiên như CTG, HDB, VCB,...

Sau nhiều năm bất động, đất khu đô thị Thanh Hà bất ngờ bị cò

Cơ quan chức năng Hà Nội đã phải ra văn bản yêu cầu dừng hoạt động xây dựng tại khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (Hà Nội) trước việc giới cò đất mới đây "thổi giá" nhà đất biệt thự, liền kề khi dự án này trong nhiều năm nằm bất động liên quan đến nhiều sai phạm, chưa được khởi công xây dựng.