Chứng khoán

Bộ Công an sẽ kiểm tra, xác minh đối tượng dấu hiệu thao túng thị trường chứng khoán thời gian tới

Bộ Công anniêm phong một số tài liệu, thiết bị liên quan đến vụ án“Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC. Ảnh: CAND.

Theo Bộ Công an, thời gian qua, các vụ án liên quan đến thị trường chứng khoán có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và tình hình an ninh, trật tự.

Từ vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoán BOS, CTCP Xây dựng Faros và các công ty có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã chỉ ra được các sơ hở thiếu sót trong quy định của pháp luật về hoạt động chứng khoán và thủ đoạn các đối tượng phạm tội lợi dụng chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.

Thông tin từ Bộ Công an, các đối tượng đã lợi dụng việc mở tài khoản chứng khoán một cách dễ dàng, không kiểm soát, rồi thuê, nhờ người khác đứng tên mở hộ tài khoản để sử dụng mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao, bán ra thu lợi bất chính.

Ngoài ra, còn lợi dụng sơ hở trong quá trình kiểm soát vay vốn theo hình thức hợp tác đầu tư, lợi dụng công ty chứng khoán và công ty thứ ba để lách luật ký hợp đồng cho khách hàng vay (dưới hình thức hợp tác đầu tư góp vốn khác) với lãi suất hưởng cố định để thu lợi, từ đó các đối tượng có nguồn tiền giao dịch, mua bán, đẩy giá, thao túng mã chứng khoán để thu lợi bất chính.

Doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn tinh vi bằng các thủ thuật nghiệp vụ kế toán và tài chính, để biến một doanh nghiệp có thể tự “tăng vốn” mà không cần cổ đông phải góp thêm bất cứ một đồng tiền thật nào, nhằm nâng khống vốn điều lệ công ty để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thu lợi bất chính.

Nhiều đối tượng còn đứng sau các công ty, doanh nghiệp thao túng các hoạt động đấu thầu, đấu giá; thao túng thị trường chứng khoán... gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư... 

Các đối tượng cũng triệt để lợi dụng việc thiếu kiểm soát hoạt động mạng xã hội, thành lập nhiều nhóm, hội kín để hô hào, kích động, lôi kéo nhà đầu tư, từ đó điều khiển tâm lý và thao túng thị trường, thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư…

"Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tập trung phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục kiểm tra, xác minh, làm rõ các đối tượng, hành vi có dấu hiệu “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cùng các hành vi tương tự để kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật, góp phần tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, an toàn, tạo niềm tin, tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư", thông báo từ Bộ Công an nêu.

Đồng thời, Bộ Công an xem xét xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho mượn tài khoản chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng chứng khoán xảy ra thời gian qua, theo quy định tại khoản 1, Điều 34, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 đối với cá nhân, pháp nhân.

Qua công tác điều tra, căn cứ vào nguyên nhân và điều kiện phạm tội, Bộ Công an kiến nghị các cơ quan, tổ chức liên quan cần áp dụng một số biện pháp khắc phục và phòng ngừa.


Thứ nhất là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chính xác về chủ trương, định hướng điều hành và tình hình kinh tế vĩ mô để ổn định tâm lý nhà đầu tư, nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư.
 
Thứ hai là tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; đặc biệt là các hành vi đưa tin thất thiệt, không chính xác gây mất an ninh, an toàn thị trường.
 
Một biện pháp để ngăn chặn tình trạng tăng “vốn ảo”, các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đặc biệt sửa đổi bổ sung quy định pháp luật, cấm doanh nghiệp uỷ thác đầu tư bằng vốn doanh nghiệp đối với cá nhân là cổ đông của chính doanh nghiệp hoặc cá nhân tổ chức có liên quan đến cổ đông của doanh nghiệp. 

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm