Xã hội

Bình Phước: Sau sáp nhập, phường nào đông nhất, xã nào rộng nhất?

Tóm tắt:
  • Bình Phước sẽ sử dụng 11 trung tâm hành chính huyện làm trụ sở mới cho xã, phường sau sáp nhập.
  • Dự kiến giảm từ 111 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 42 đơn vị, giữ lại một số địa danh nổi bật.
  • 4 xã đủ tiêu chuẩn không phải sắp xếp và sẽ được giữ nguyên trạng.
  • Toàn tỉnh có 222 trụ sở cấp xã, trong đó 106 trụ sở được xác định là dôi dư sau sắp xếp.
  • Tỉnh Bình Phước dự kiến xử lý các trụ sở dôi dư từ 2026 đến 2030, tránh lãng phí.

Như Thanh Niên thông tin, trong Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Phước đang lấy ý kiến nhân dân, địa phương này dự kiến giảm từ 111 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã xuống còn 42 đơn vị. Trong đó, những địa danh quen thuộc như: Bình Phước, Đồng Xoài, Bom Bo, Phước Long, Bình Long, Bù Đăng… được giữ lại và đặt tên cho các phường, xã sau sắp xếp.

P.Bình Phước đông dân nhất và xã Bù Gia Mập có diện tích rộng nhất

Đáng chú ý, có 4 xã gồm: Bù Gia Mập, Đắk Ơ, Phú Nghĩa (H.Bù Gia Mập) và Đăng Hà (H.Bù Đăng) đủ tiêu chuẩn không phải thực hiện sắp xếp và được giữ nguyên.

Sau sắp xếp, dự kiến thành lập phường mới mang tên Bình Phước, trên cơ sở nhập 6 ĐVHC cấp xã của TP.Đồng Xoài, bao gồm các P.Tân Phú, Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Bình, Tân Xuân và xã Tiến Hưng.

Bình Phước: Xử lý trụ sở dôi dư thế nào sau sắp xếp ĐVHC cấp xã - Ảnh 1.

Trung tâm TP.Đồng Xoài nhìn từ trên cao

ẢNH: HOÀNG GIÁP

P.Bình Phước có số dân đông nhất với 111.440 người, trên diện tích 86,38 km2. Trong khi đó, xã Bù Gia Mập có diện tích lớn nhất với 342,51 km2. Tuy nhiên dân số chỉ có 8.274 người (đứng thứ 41/42 ĐVHC cấp xã, cao hơn xã Đăng Hà cũng được giữ nguyên trạng với dân số là 6.593 người - PV).

Bình Phước: Xử lý trụ sở dôi dư thế nào sau sắp xếp ĐVHC cấp xã - Ảnh 2.

P.Tân Đồng (TP.Đồng Xoài) họp triển khai lấy phiếu ý kiến cử tri về việc thành lập P.Bình Phước

ẢNH: H.G


11 TTHC cấp huyện sẽ trở thành trụ sở làm việc cấp xã, phường sau sắp xếp

Qua kết quả rà soát, hiện toàn tỉnh Bình Phước có tổng cộng 222 trụ sở cấp xã (gồm 111 trụ sở làm việc của UBND cấp xã và 111 trạm y tế xã, phường).

Trong khi đó tỉnh dự kiến cần sử dụng 116 trụ sở cấp xã (58 trụ sở UBND và 58 trạm y tế) và dôi dư 106 trụ sở cấp xã (53 trụ sở UBND và 53 trạm y tế). Trong đó, có 22 trụ sở sẽ được điều hòa nội bộ để tiếp tục khai thác sử dụng, gồm 11 trụ sở UBND cấp huyện sẽ được bố trí làm trụ sở UBND cấp xã tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố hiện nay và 11 trung tâm y tế huyện được chuyển đổi công năng để sử dụng làm trạm y tế xã tại các khu vực trung tâm hành chính (TTHC).

Bình Phước: Xử lý trụ sở dôi dư thế nào sau sắp xếp ĐVHC cấp xã - Ảnh 3.

TTHC TX.Phước Long

ẢNH: HOÀNG GIÁP

Cụ thể sau sắp xếp, TTHC TP.Đồng Xoài dự kiến trở thành trụ sở của P.Bình Phước; TTHC TX.Chơn Thành là trụ sở của P.Chơn Thành; TTHC TX.Phước Long là trụ sở của P.Phước Bình; TTHC H.Hớn Quản là trụ sở xã Tân Khai; TTHC TX.Bình Long là trụ xã P.Bình Long; TTHC H.Lộc Ninh là trụ sở xã Lộc Ninh; TTHC H.Bù Đốp là trụ sở xã Thiện Hưng; TTHC H.Bù Gia Mập là trụ sở của xã Phú Nghĩa; TTHC H.Phú Riềng là trụ sở xã Phú Riềng; TTHC H.Đồng Phú là trụ sở xã Đồng Phú và TTHC H.Bù Đăng là trụ sở xã Bù Đăng.

Bình Phước: Xử lý trụ sở dôi dư thế nào sau sắp xếp ĐVHC cấp xã - Ảnh 4.

UBND TP.Đồng Xoài (ở giữa) dự kiến làm trụ sở của P.Bình Phước sau khi sáp nhập

ẢNH: HOÀNG GIÁP

Ngoài ra, có 128 trụ sở được xác định là dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp (106 trụ sở dôi dư dự kiến ban đầu và 22 trụ sở dôi dư vì sử dụng trụ sở cấp huyện) sẽ được tỉnh Bình Phước dự kiến triển khai phương án xử lý theo lộ trình từ năm 2026 đến 2030; ưu tiên chuyển đổi công năng để sử dụng làm cơ sở giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao hoặc các công trình công cộng phục vụ cộng đồng; tổ chức khai thác, sử dụng đúng quy định, tránh lãng phí; thực hiện thu hồi, xử lý theo quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt với các trụ sở không còn phù hợp, thừa diện tích hoặc không thể chuyển đổi công năng...

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tài trợ hơn 1 tỷ đồng cho Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt trao tặng 1 tỷ đồng tới Quỹ Bệnh nhân nghèo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW), nối dài hành trình sẻ chia bền bỉ hỗ trợ những người mẹ, em bé sơ sinh, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời trao tặng món quà chăm sóc sức khỏe là các sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK cho các CBNV đang công tác tại bệnh viện.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.