Cuộc đời của bà Sarah Imas
Bà sinh ra tại Thượng Hải, có bố người Do Thái, mẹ người Trung Quốc. Trải qua 3 cuộc hôn nhân thất bại, bà có 3 người con.
Bà từng chia sẻ rằng: “Tôi là một người vợ thất bại nhưng không thể để điều đó ảnh hưởng tới sự trưởng thành của các con mình. Tôi muốn trở thành một người mẹ thành công”.
Sarah Imas từng là một bà mẹ Trung Quốc điển hình. Cũng như bao người mẹ khác ở Trung Quốc, bà rất cưng chiều các con. Dù bận hay mệt đến mấy bà cũng không để con cái đụng vào việc nhà, chỉ cần tập trung học là đủ. Kết quả học tập của các con là niềm hi vọng bà gửi gắm vào tương lai.
Thế nhưng tới một hôm, người hàng xóm sang chơi, thấy bà tất bật dọn cơm nước còn các con thì đang chơi. Người này thẳng thắn nói: “Con cái đã lớn sao có thể đứng nhìn mẹ mình bận rộn mà không biết giúp đỡ. Trên đời này cha mẹ nào cũng đều yêu thương con mình, nhưng phải có nguyên tắc và yêu con sao cho đúng đắn”.
Kể từ đó, bà nhận ra cách giáo dục của mình đã sai hoàn toàn và bắt đầu điều chỉnh. Phương pháp dạy con của bà vừa tàn nhẫn nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Đó là cách bà đã giúp con mình trở thành những người thành công sau này. Sau đây là 3 phương pháp dạy con đáng học hỏi nhất của bà.
1. Giáo dục tài chính từ sớm để con có những hiểu biết đúng về tiền
Ở Israel, trẻ con dù nhà giàu hay nhà nghèo đều bắt buộc phải biết làm việc nhà, biết nấu những bữa ăn đơn giản. Trẻ trước khi học kiến thức cần phải có một số khả năng cơ bản nhất định. Trong mắt người Do Thái, một người không biết nấu ăn thì không đủ tư cách để học.
Có một khẩu hiệu trong giáo dục gia đình của Israel, đó là “tự kiếm tiền tự tiêu”. Khi một đứa trẻ muốn cha mẹ thực hiện mong muốn của mình, cha mẹ sẽ nói rằng “con cần làm việc chăm chỉ để đạt được điều mình muốn”.
Người Do Thái có một cách tiếp cận độc đáo để giáo dục tài chính cho con cái. Trẻ 3,4 tuổi đã được học về tiền bạc.
- 3 tuổi: Nhận biết về tiền xu, tiền giấy và giá trị của nó.
- 4 tuổi: Con không thể mua tất cả mọi thứ, cần phải biết lựa chọn.
- 5 tuổi: Hiểu được tiền là phần thưởng cho sức lao động, thực hiện đúng các hoạt động trao đổi tiền và hàng hóa.
- 6 tuổi: Biết đếm số tiền lớn, học cách tiết kiệm tiền, so sánh giá tiền để xem mình có khả năng mua không.
- 8 tuổi: Biết mở tài khoản ngân hàng để tiết kiệm, tìm cách kiếm tiền tiêu vặt.
- 9 tuổi: Có thể tự lập kế hoạch kiếm tiền, có thể mặc cả với cửa hàng, học mua bán.
- 10 tuổi: Biết tiết kiệm một ít tiền để dùng khi có chi phí lớn như mua giày trượt băng, ván trượt…
- 11 tuổi: Học cách nhận biết các quảng cáo thương mại, có khái niệm về chiết khấu và giảm giá.
- 12 tuổi: Biết quý trọng tiền bạc, biết tiết kiệm tiền.
- Sau 12 tuổi: Có thể kinh doanh và kiếm tiền như người lớn.
Với những quy tắc dạy con này của người Do Thái, bà Sarah Imas đã trả công để kích thích tư duy tài chính của con mình, bắt đầu từ việc bán chả giò. Bà làm chả giò và đưa cho các con đem đi bán, chúng bán với giá cao hơn và lấy tiền lời. Nếu không muốn bán hàng, chúng có thể giúp bà làm chả giò tại nhà, nhưng tiền kiếm được sẽ ít hơn. Ví dụ, làm một chiếc nem được lời 10%, trong khi bán một chiếc nem có thể lời 20%.
Việc trả công như thế này tạo động lực rất lớn cho 3 đứa con của bà kiếm tiền. Để không ảnh hưởng tới việc học, bọn trẻ rời nhà lúc 6:30 sáng, dọc đường đến trường vừa đi vừa bán. Kể từ đó, nhận thức của các con bà thay đổi đáng kể.
2. Kiểm soát ham muốn
Nhiều cha mẹ thừa nhận rằng, mình rơi vào thế bị động khi dạy dỗ con. Mặc dù dành nhiều công sức dạy con nhưng hiệu quả không cao.
Bà Sarah Imas tin rằng, cách giáo dục hiệu quả là đề cao “sự hài lòng bị trì hoãn”. Khi kiểm soát được ham muốn của bản thân, biết chờ đợi để đạt được mục đích sau này, con người sẽ không bị vật chất làm lu mờ lí trí. Nó còn thể hiện sức mạnh của ý chí, khả năng tự kìm chế, làm chủ bản thân.
Đây là cách mà bà đã giáo dục con trai mình khi cậu kiếm được rất nhiều tiền từ công việc kinh doanh. Bí quyết giúp con trai bà trở thành tỷ phú trước năm 30 tuổi.
3. Càng thương con, càng phải lùi một bước
Khi gia đình mới chuyển đến Israel, bà thường mang cơm trưa tới trường cho con gái. Cứ 11 giờ đúng, dù bận rộn hay mệt mỏi, bà đều dừng mọi việc đang làm, mang lồng cơm nóng hổi tới trường cho con. Trời lạnh, bà còn quấn thêm khăn sợ thức ăn nguội, con ăn không ngon. Thấy cảnh tượng này, người gác cổng trường và các bạn trong lớp đều cười nhạo con gái bà, nói rằng “mẹ già rồi mà còn đi đưa cơm cho con”.
Sau đó, giáo viên nói với bà về cái giáo dục con cái của người Do Thái và bảo hãy biết buông bỏ để trẻ được tự lập. Một người mẹ Do Thái thẳng thắn nói với bà rằng: “Nếu cô muốn con mình thành công, hãy học cách rút lui đúng lúc, chỉ có như vậy trẻ mới có thể bay cao được”.
Sau đó, bà không còn đưa cơm cho con gái nữa, không ngờ con gái bà vui mừng nói: “Mẹ ơi, cuối cùng con không còn bị các bạn trêu chọc nữa”.
Cha mẹ này cũng đều muốn tốt cho con mình, nhưng việc bảo bọc quá mức sẽ mang lại rất nhiều điều phiền phức cho con cái. Vì vậy, cha mẹ hãy buông bỏ đúng cách để con cái có được khả năng tự lập.