Tài chính

Bí mật bên trong một công ty tự xưng là "tốt nhất Trái đất"

Bí mật bên trong một công ty tự xưng là 'tốt nhất Trái đất' - Ảnh 1.

Darren Westwood đang làm việc tại nhà kho Coventry của Amazon. Người đàn ông này mới đây đã chia sẻ với tờ The Guardian những mặt tối khi là nhân viên gã khổng lồ bán lẻ Amazon - công ty từng tự xưng là doanh nghiệp tốt nhất Trái đất.

Nguyên văn bài chia sẻ như sau:

“Hẹn giờ đi vệ sinh. Giám sát chặt chẽ mọi gói hàng. Những điều này khiến nhân viên Amazon chúng tôi cảm thấy mình không được đối xử như con người.

Thời điểm chúng tôi biết mình cần đình công là khi công ty thông báo tăng lương thêm 50 xu/giờ (12 nghìn/giờ). Họ nói đó là tất cả những gì chúng tôi được nhận và tốt hơn hết là không nên đòi hỏi thêm.

Amazon coi phần thưởng này là “vô cùng cạnh tranh”, đồng thời nhấn mạnh đây chính là phúc lợi dành cho những nhân viên làm việc chăm chỉ. Thế nhưng, bạn biết đấy, công ty này kiếm được hàng triệu, nếu không muốn nói là hàng tỷ USD doanh thu.

Đồng nghiệp của tôi tại nhà kho Coventry ai nấy đều thất vọng. Chán nản với mức lương thấp, chúng tôi vẫn phải làm việc trong nhiều giờ chỉ để đủ sống. Lợi nhuận công ty cao ngất còn chúng tôi không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ đó. Công việc khá nặng nhọc. Chúng tôi phải đi bộ hàng dặm giữa các nhà kho lớn. Thù lao không xứng đáng khiến 400 công nhân nhà kho quyết định đình công.

Bí mật bên trong một công ty tự xưng là 'tốt nhất Trái đất' - Ảnh 2.

Thực tế, chúng tôi bị đối xử tệ hơn cả những con robot tự động. Robot gặp sự cố còn được trả tiền để bảo dưỡng, trong khi chúng tôi nếu nhiều lần không đạt yêu cầu sẽ bị cho thôi việc.

Nếu chúng tôi mất quá nhiều thời gian tìm nhà vệ sinh trong một nhà kho khổng lồ, quản lý sẽ yêu cầu giải trình, đồng thời gọi khoảng thời gian này là “nhàn rỗi”. Chúng tôi cũng là con người. Chúng tôi cần sử dụng nhà vệ sinh.

Trong thời kỳ đại dịch, lợi nhuận Amazon tăng vọt khi mọi người phụ thuộc vào việc mua hàng trực tuyến. Chúng tôi vẫn làm việc còn Bezos được kiếm thật nhiều tiền. Từ năm 2019 đến năm 2020, lợi nhuận công ty đã tăng gần gấp đôi. Đến năm 2021 thì đạt 33,4 tỷ USD.

Chúng tôi được thông báo tăng 50 xu/giờ vào tháng 8, tuy nhiên, với tình hình lạm phát ở mức 10% còn điều kiện làm việc tại nhà kho không không được thuận lợi, con số đó là quá ít. Chúng tôi xứng đáng với mức lương 18 USD/giờ. Không phải Amazon không đủ khả năng chi trả. Công ty phải dựa vào chúng tôi. Không có chúng tôi, nó không thể hoạt động.

Dẫy vậy, Amazon không công nhận điều đó. Tại Coventry, hơn 25% công nhân sẽ đình công. Họ đã từng ngủ gục trên xe buýt, kiệt sức vì làm việc nhiều giờ. Chúng tôi không thể tiếp tục được nữa”.

Bí mật bên trong một công ty tự xưng là 'tốt nhất Trái đất' - Ảnh 3.

Tháng 7/2021, Amazon tuyên bố sáng kiến mới: phấn đấu trở thành nhà tuyển dụng tốt nhất Trái đất.

Thực tế, theo The Guardian, hoạt động kinh doanh của Amazon vẫn khá thuận lợi. Hãng này hồi năm ngoái đã kiếm được 204 triệu bảng Anh, trong khi cựu CEO Jeff Bezos -  một trong những người giàu nhất hành tinh được cho là có đủ tiền để bay vào vũ trụ.

Tháng 7/2021, Amazon tuyên bố sáng kiến mới: phấn đấu trở thành nhà tuyển dụng tốt nhất Trái đất. Tiêu chí “Thành công, quy mô mang lại trách nhiệm tương ứng” cũng được thêm vào bộ 16 nguyên tắc bất khả xâm phạm tại hãng bán lẻ Mỹ.

Tuy nhiên, 18 tháng kể từ ngày hôm đó, mục tiêu trên vẫn chưa thể thực hiện. Văn hoá độc hại biến đây trở thành chủ đề gây tranh cãi nhất đối với toàn bộ nhân viên Amazon.

“Tôi không biết họ đang làm cái quái gì để trở thành nhà tuyển dụng tốt nhất Trái đất”, một nhân viên chia sẻ với Insider. “Dường như chẳng có gì thay đổi cả”.

Đáp lại, đại diện Amazon cho biết: “Chúng tôi có thể cải thiện vấn đề theo nhiều cách khác nhau trong chuỗi hoạt động kinh doanh. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để cải thiện mỗi ngày và đáp ứng nhân viên, khách hàng và đối tác”.

Bí mật bên trong một công ty tự xưng là 'tốt nhất Trái đất' - Ảnh 4.

Đối với nhiều nhân viên của Amazon, sự thiếu minh bạch trong quá trình sa thải vào tháng trước rất mâu thuẫn với quan điểm sử dụng lao động.

Trong một nghiên cứu nội bộ dài 11 trang được tạo vào tháng 10/ 2021, nhân viên Amazon cho biết công ty không hề “đổi mới rõ rệt”, thậm chí khiến văn hoá nội bộ gắn liền với “sự căng thẳng, kiệt sức, hỗn loạn và ngột ngạt”. Những “cải thiện khiêm tốn” đều không phù hợp với văn hóa cốt lõi của Amazon, nhất là khi động thái sa thải gần đây làm tê liệt tinh thần nhân sự. Tin đồn về việc cắt giảm thêm nhiều việc làm vào cuối năm càng khiến nhân viên của Amazon như ngồi trên đống lửa.

Đối với nhiều nhân viên của Amazon, sự thiếu minh bạch trong quá trình sa thải vào tháng trước rất mâu thuẫn với quan điểm sử dụng lao động. Công ty không hề chia sẻ rộng rãi kế hoạch tái cấu trúc với nhân viên cho đến khi nó bị rò rỉ. Bộ phận quản lý thậm chí còn mù mờ, không nắm rõ vấn đề. Hầu hết nhân viên bị sa thải chỉ được thông báo qua email, không hề có cảnh báo từ trước hoặc gặp mặt trực tiếp.

Theo FT, những gì từng được cho là tham vọng và đam mê vô hạn dưới thời Bezos đột nhiên biến mất dưới tay CEO mới Jassy. Ông hiện vẫn phớt lờ mọi ý kiến cho rằng việc Amazon tích trữ nhân tài trong đại dịch là vô trách nhiệm. “Việc tuyển dụng rầm rộ là vì chúng tôi nghĩ về cơ hội. Thời điểm công ty đang phát triển tốt, rất hợp lý để tăng gấp đôi quy mô. Và rồi nền kinh tế thay đổi, vĩ mô thay đổi”, Jassy nói.

“Jeff Bezos không bao giờ giả vờ. Mọi thứ đều dựa trên hiệu suất”, một nhân viên hiện tại cho biết. “Tôi tôn trọng những việc Jassy làm, song nó sẽ không bao giờ giúp Amazon mở rộng quy mô và tăng gắn bó nội bộ”.

Theo: The Guardian, BI

Cùng chuyên mục

Đọc thêm