Phạm Như Quỳnh (24 tuổi) kể, một buổi tối năm 2017, cô cùng bạn ngồi đánh vảy cá ba mẹ gửi từ quê vào. Thấy vảy rớt ra ngoài, hai người định hót bỏ đi, chợt nhìn thấy chúng cứng và óng ánh trông rất đẹp. "Khi ấy, tụi mình suy nghĩ tại sao vảy cá đẹp vậy lại bỏ đi mà không làm một thứ gì đó có thể kiếm ra tiền", Quỳnh nói.
Ban đầu, Quỳnh cùng Biết sử dụng vảy cá làm tranh "Cá chép hóa rồng" và mang ý tưởng này đến cuộc thi “Tôi khởi nghiệp” do Nhà văn hóa Sinh viên TP HCM tổ chức, được ban giám khảo đánh giá cao.
"Sau những lần tham gia khởi nghiệp, nhiều người xem và hỏi mình vảy cá này có thể làm hoa được không? Tụi mình liền nghĩ đây là ý hay, rồi lại bắt đầu sáng tạo", Quỳnh chia sẻ.
Phạm Như Quỳnh (24 tuổi) kể, một buổi tối năm 2017, cô cùng bạn ngồi đánh vảy cá ba mẹ gửi từ quê vào. Thấy vảy rớt ra ngoài, hai người định hót bỏ đi, chợt nhìn thấy chúng cứng và óng ánh trông rất đẹp. "Khi ấy, tụi mình suy nghĩ tại sao vảy cá đẹp vậy lại bỏ đi mà không làm một thứ gì đó có thể kiếm ra tiền", Quỳnh nói.
Ban đầu, Quỳnh cùng Biết sử dụng vảy cá làm tranh "Cá chép hóa rồng" và mang ý tưởng này đến cuộc thi “Tôi khởi nghiệp” do Nhà văn hóa Sinh viên TP HCM tổ chức, được ban giám khảo đánh giá cao.
"Sau những lần tham gia khởi nghiệp, nhiều người xem và hỏi mình vảy cá này có thể làm hoa được không? Tụi mình liền nghĩ đây là ý hay, rồi lại bắt đầu sáng tạo", Quỳnh chia sẻ.
Theo Quỳnh, điều khó nhất trong việc tạo ra sản phẩm là nguyên liệu. Những ngày đầu, cả hai ra chợ mua vảy cá nhưng chẳng ai chịu bán vì thấy tanh hôi và mất thời gian. Cô kể, sau nhiều lần thuyết phục, người bán họ thấy thương nên đồng ý cung cấp vảy. Họ mất hai năm đầu để tìm nguồn cung ứng vảy cá lâu dài.
Quỳnh tâm sự: “Tụi mình thời gian đầu làm chưa quen, có không ít lần ói mửa, nhức đầu vì ngửi mùi tanh suốt ngày. Hàng xóm đi ngang hiếu kì cũng nghía vào hỏi”.
Để có vảy đúng chuẩn làm hoa, Quỳnh phải chọn lọc cá từ 5-10 kg. Mỗi lần mua khoảng 40-50 kg vảy. Sau đó vảy sẽ được đem khử mùi tanh, tạo màu và sấy khô.
Theo Quỳnh, điều khó nhất trong việc tạo ra sản phẩm là nguyên liệu. Những ngày đầu, cả hai ra chợ mua vảy cá nhưng chẳng ai chịu bán vì thấy tanh hôi và mất thời gian. Cô kể, sau nhiều lần thuyết phục, người bán họ thấy thương nên đồng ý cung cấp vảy. Họ mất hai năm đầu để tìm nguồn cung ứng vảy cá lâu dài.
Quỳnh tâm sự: “Tụi mình thời gian đầu làm chưa quen, có không ít lần ói mửa, nhức đầu vì ngửi mùi tanh suốt ngày. Hàng xóm đi ngang hiếu kì cũng nghía vào hỏi”.
Để có vảy đúng chuẩn làm hoa, Quỳnh phải chọn lọc cá từ 5-10 kg. Mỗi lần mua khoảng 40-50 kg vảy. Sau đó vảy sẽ được đem khử mùi tanh, tạo màu và sấy khô.
Từ những vảy cá đã khô, Quỳnh dùng keo nến xếp chúng thành những bông hoa khác nhau.
Từ những vảy cá đã khô, Quỳnh dùng keo nến xếp chúng thành những bông hoa khác nhau.
Sau đó, cô dùng đất sét để tạo hình thân và lá cho hoa. Mỗi bông hoa mất 15-30 phút.
Sau đó, cô dùng đất sét để tạo hình thân và lá cho hoa. Mỗi bông hoa mất 15-30 phút.
Sau khi xong thành phẩm, Quỳnh sẽ trang trí thêm những phụ kiện đi kèm như hoa khô, con bướm, lá cây… cho sinh động. Giá mỗi sản phẩm dao động từ 100.000 đồng đến một triệu đồng, có thể dùng trang trí trong thời gian từ 3 đến 5 năm.
"Ban đầu mình chỉ làm chuyên về hoa hồng, sau đó sáng tạo thêm hoa mai, đồng tiền và cả tulip. Khó nhất làm hoa đồng tiền, vì nó rất nhiều cánh", cô nói.
Sau khi xong thành phẩm, Quỳnh sẽ trang trí thêm những phụ kiện đi kèm như hoa khô, con bướm, lá cây… cho sinh động. Giá mỗi sản phẩm dao động từ 100.000 đồng đến một triệu đồng, có thể dùng trang trí trong thời gian từ 3 đến 5 năm.
"Ban đầu mình chỉ làm chuyên về hoa hồng, sau đó sáng tạo thêm hoa mai, đồng tiền và cả tulip. Khó nhất làm hoa đồng tiền, vì nó rất nhiều cánh", cô nói.
Theo Quỳnh, để làm được tác phẩm người thợ cần sáng tạo và yêu thích, nhất là phải kiên nhẫn mới cho ra những bông hoa đẹp. Nhiều người tưởng dễ nhận về làm gia công giúp, được một thời gian thì từ bỏ.
"Ban đầu làm hư nhiều lắm, mình không biết cách bảo quản làm ẩm mốc rất nhiều. Nhưng làm càng lâu, tụi mình tìm được nhược điểm và đã khắc phục", Quỳnh kể.
Theo Quỳnh, để làm được tác phẩm người thợ cần sáng tạo và yêu thích, nhất là phải kiên nhẫn mới cho ra những bông hoa đẹp. Nhiều người tưởng dễ nhận về làm gia công giúp, được một thời gian thì từ bỏ.
"Ban đầu làm hư nhiều lắm, mình không biết cách bảo quản làm ẩm mốc rất nhiều. Nhưng làm càng lâu, tụi mình tìm được nhược điểm và đã khắc phục", Quỳnh kể.
Hiện Quỳnh và Biết trưng bày sản phẩm tại một shop nhỏ trên đường Hoàng Diệu, quận 4.
Quỳnh cho biết, hoa từ vảy cá hầu như chưa ai ở Việt Nam làm được. "Mình thấy vui và tự hào khi là những người tiên phong sáng tạo nên sản phẩm nghệ thuật như thế này", cô nói.
Hiện Quỳnh và Biết trưng bày sản phẩm tại một shop nhỏ trên đường Hoàng Diệu, quận 4.
Quỳnh cho biết, hoa từ vảy cá hầu như chưa ai ở Việt Nam làm được. "Mình thấy vui và tự hào khi là những người tiên phong sáng tạo nên sản phẩm nghệ thuật như thế này", cô nói.
Sau khi chia sẻ sản phẩm lên facebook, nhiều khách hàng đón nhận và đặt mua. Quỳnh kể, cảm thấy hạnh phúc vì đã có những khách nên duyên từ những nhành hoa vảy cá mình bán.
Sắp tới, Quỳnh cùng Ngọc Biết sẽ tiếp tục sử dụng những phế phẩm khác của biển quê nhà, như nang mực, xương cá… để tạo nên những sản phẩm nghệ thuật.
"Tụi mình làm không chỉ vì thích, mà còn vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Vì những phế phẩm này bỏ đi rất lâu mới phân hủy. Mình hy vọng trong tương lai không chỉ ở Việt Nam, sản phẩm của tụi mình sẽ được vươn xa ra nước ngoài", cô chia sẻ.
Sau khi chia sẻ sản phẩm lên facebook, nhiều khách hàng đón nhận và đặt mua. Quỳnh kể, cảm thấy hạnh phúc vì đã có những khách nên duyên từ những nhành hoa vảy cá mình bán.
Sắp tới, Quỳnh cùng Ngọc Biết sẽ tiếp tục sử dụng những phế phẩm khác của biển quê nhà, như nang mực, xương cá… để tạo nên những sản phẩm nghệ thuật.
"Tụi mình làm không chỉ vì thích, mà còn vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Vì những phế phẩm này bỏ đi rất lâu mới phân hủy. Mình hy vọng trong tương lai không chỉ ở Việt Nam, sản phẩm của tụi mình sẽ được vươn xa ra nước ngoài", cô chia sẻ.