Bất động sản

Bất ngờ với thù lao của ông chủ các doanh nghiệp địa ốc, thậm chí người giàu nhất Việt Nam chỉ được trả lương 0 đồng

VHM&PDR&NVL&CTD&DXG:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI

Không quá bất ngờ khi trong danh sách TOP 10 giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam (tính đến tháng 15/4/2024) chủ yếu là Lãnh đạo cấp cao từ các doanh nghiệp bất động sản như Vingroup, Novaland, Phát Đạt,…

Đứng đầu trong danh sách là tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Đây là gương mặt quen thuộc luôn nằm trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện khối tài sản của ông Vượng ước tính khoảng 32.470 tỷ đồng (tính riêng giá trị cổ phiếu VIC đang nắm giữ)

Thế nhưng thật đáng ngạc nhiên khi ông Vượng lại không hề nhận được một đồng thù lao nào trong năm 2023, điều này tương tự cũng xảy ra trong năm 2022. Đồng thời, vị tỷ phú này cũng không nhận lương thưởng từ chức danh thành viên hội đồng quản trị của CTCP Vinhomes (VHM) trong năm 2023.

Tương tự với chủ tịch Vingroup, các thành viên trong HĐQT của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) cũng không nhận được đồng lương thưởng nào trong cả mấy năm gần đây.

Hay ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch của Tập đoàn bất động sản Novaland (NVL) cũng thuộc top người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản khoảng 1.504 tỷ đồng. Năm 2023, ông Nhơn được chi trả mức thù lao là 1,1 tỷ đồng, tương đương gần 92 triệu đồng/tháng. Trong khi, năm 2022, mức thu lao ông Nhơn nhận được chỉ hơn 61 triệu đồng cho cả năm, tương đương 5 triệu/tháng.

Một đại gia bất động sản khác là ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) với khối tài sản khoảng 8.214 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán, thu nhập của ông Đạt là 1,9 tỷ đồng/năm, tương đương hơn 160 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này đã giảm 6 lần so với năm 2022.

ccons trên báo cáo là 0 đồng.

Bất ngờ với thù lao của ông chủ các doanh nghiệp địa ốc, thậm chí người giàu nhất Việt Nam chỉ được trả lương 0 đồng- Ảnh 1.

Chủ tịch "lương 0 đồng" nhưng thu nhập cả trăm tỷ nhờ cổ tức và ESOP.

Trên thực tế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có những khoản thu nhập rất lớn có thể vượt trội hơn hẳn so với những khoản lương thưởng thù lao bình thường. Đó là sự gia tăng quy mô, giá trị của doanh nghiệp với giá cổ phiếu tăng mạnh.

Tài sản của các lãnh đạo quy từ cổ phiếu tăng mạnh cùng với đó là những khoản thưởng bằng cổ phiếu hay được mua ưu đãi cổ phiếu ESOP. Với vị thế là cổ đông lớn, nhiều lãnh đạo vẫn nhận về hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng tiền cổ tức mỗi năm.

Hơn nữa, tại những doanh nghiệp lớn, ngoài lương, thưởng thì những lãnh đạo chủ chốt còn nhận được cơ chế ESOP với giá ưu đãi nhằm ghi nhận những đóng góp của họ và để giữ chân nhân tài.

Thông thường, ESOP của các doanh nghiệp được bán với giá ưu đãi là 10.000 đồng/cp, thấp hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu của các đơn vị đứng đầu ngành. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn phát hành ESOP 0 đồng cho nhân viên như CTCP Đầu tư LDG (Mã: LDG), CTCP Tập đoàn Đất Xanh.

Thế nhưng nguồn thu nhập từ ESOP và cổ tức hàng năm còn lớn hơn gấp nhiều lần so với mức thù lao các lãnh đạo cấp cao được nhận. Vì vậy, nhiều ông chủ dù "thù lao 0 đồng" nhưng vẫn là tỷ phú USD như trường hợp ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Tập đoàn Masan),…

Hay trên thế giới, nhiều doanh nhân ghi nhận tài sản tăng mạnh chủ yếu nhờ giá cổ phiếu tăng qua kết quả hoạt động kinh doanh tốt như trường hợp Tim Cook (CEO Apple), Elon Musk (Tesla)…

Cùng chuyên mục

Đọc thêm