Tín hiệu này do Kính thiên văn vô tuyến Giant Metrewave ở Ấn Độ thu được.
Tín hiệu vô tuyến được phát hiện từ một bước sóng duy nhất được gọi là "vạch 21 cm" hoặc "vạch hydro". Bước sóng này được phát ra từ các nguyên tử hydro trung tính.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra tín hiệu vô tuyến từ một "thiên hà hình thành sao" có ký hiệu SDSSJ0826+5630. Tín hiệu phát ra khi thiên hà chỉ mới 4,9 tỉ năm tuổi. Hiện nay, thiên hà này đã 13,8 tỉ năm tuổi và là nơi Trái đất cư trú.
"Nó tương đương với việc nhìn lại thời gian 8,8 tỉ năm", tiến sĩ Arnab Chakraborty, tác giả phát hiện này và là nhà vũ trụ học của khoa vật lý Đại học McGill (Canada), cho biết.
Ông Chakraborty nói: "Một thiên hà phát ra các loại tín hiệu vô tuyến khác nhau. Cho đến nay, người ta chỉ bắt được tín hiệu đặc biệt này từ thiên hà gần đó. Điều này cung cấp kiến thức của chúng ta về những thiên hà gần Trái đất hơn".
Các thiên hà phát ra ánh sáng trên một loạt các bước sóng vô tuyến. Tuy nhiên, cho đến gần đây, chỉ sóng vô tuyến có bước sóng 21 cm mới ghi lại được tín hiệu từ các thiên hà ở gần.
Tín hiệu cho phép các nhà thiên văn học đo hàm lượng khí của thiên hà, từ đó họ có thể tìm ra khối lượng của thiên hà. Thông tin cho biết, phát hiện này giúp các nhà khoa học kết luận, thiên hà xa xôi này có khối lượng gấp đôi khối lượng của các ngôi sao có thể nhìn thấy từ Trái đất.
Trước đó, vào tháng 6/2022, các nhà khoa học đã phát hiện một đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh (FRB) bí ẩn, xuất phát từ một địa điểm lạ lùng và không ngờ đến của vũ trụ. Đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh được đặt tên là FRB 20190520B, đến từ thiên hà lùn J160204.31−111718.5 cách trái đất 3 tỉ năm ánh sáng. Hiện tượng này được phát hiện nhờ vào kính vô tuyến FAST của Trung Quốc vào năm 2019, và kết quả được xác nhận cũng như nghiên cứu bằng nhiều loại thiết bị khác.