Theo Nikkei đưa tin, tham khảo kinh nghiệm từ bang California và EU, Việt Nam đang phác thảo một chương trình mua bán phát thải hướng đến những doanh nghiệp phát thải lớn từ Panasonic đến Nestle trong bối cảnh đất nước đang trở thành một trong những trung tâm gia công sản xuất quan trọng nhất thế giới.
Chính phủ đang tính toán giới hạn phát thải cho phép dành cho các loại khí gây hiệu ứng nhà kính - lượng khí đang ngày càng tăng khi nhiều chuỗi cung ứng chuyển địa điểm sang Việt Nam và đất nước xây dựng thêm nhiều nhà máy than và khí đốt. Tuy vậy nhiều nhà môi trường cũng lo ngại việc để các công ty được mua quyền xả thải và “tín dụng carbon” sẽ chỉ tạo điều kiện cho ô nhiễm gia tăng.
Một danh sách bao gồm 1912 tập đoàn được đưa ra trong năm qua, yêu cầu khảo sát lượng phát thải và đưa ra kế hoạch giảm thiểu. Danh sách bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Seoul Semiconductor, Piaggio và Masan. Theo Nikkei nhận định, khả năng cao Việt Nam sẽ mở thị trường mua bán phát thải trong nước để định hình giá cho carbon phát thải trước khi kết nối trước khi kết nối với hệ thống mua bán phát thải quốc tế toàn cầu mở ra cho nhiều công ty mua quyền phát thải. Chính phủ dự định sẽ cho ra thông tư liên quan vào cuối năm nay.
Kinh tế gia Muthukumara Mani của Ngân hàng quốc tế, người tham vấn thị trường carbon cho hay: “Quan trọng là không được đưa ra quá nhiều quyền phát thải ngay từ đầu, vì điueef đó có thể cản trở quá trình trao đổi mua bán qua lại, giống như đã xảy ra ở EU”.
Trả lời báo Nikkei Asia, ông nhận định rằng hệ thống mua bán xả thải sẽ thúc đẩy “doanh nghiệp lựa chọn công nghệ sạch, ít phát thải carbon và hiệu quả hơn bằng cách khiến việc xả thải trở nên một lựa chọn đắt đỏ”. Các nhà sản xuất nước ngoài nói rằng họ đang nghiên cứu các phương án tuân thủ hệ thống mua bán phát thải sắp được đưa ra.”
Apple, Samsung, Target, Mulberry và các nhóm khác đang vận động Việt Nam cho phép mua nguồn quang điện trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì phải thông qua hệ thống quốc gia, một bước đi được cho là sẽ cắt giảm lượng xả thải, tuy chưa được thông qua.
Nestle, đối tác mua nhiều cà phê lớn nhất tại Việt Nam, lựa chọn cách chất thải từ cà phê thành năng lượng sinh học, mặc dù tác dụng bảo vệ môi trường của xăng sinh học vẫn còn gây tranh cãi.
Công ty cũng chia sẻ rằng mình đang hướng đến lĩnh vực nông nghiệp tái tạo - một thuật ngữ đang phổ biến để chỉ việc trồng các giống cây hút khi carbon. Người khổng lồ về thực phẩm đang nhắm đến mục tiêu net-zero - không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển - đến 2050, cùng mục tiêu với Việt Nam.
Trả lời Nikkei, Nestle Việt Nam cho hay “đã xây dựng lộ trình để đạt mục tiêu này. Điều này đã thực hiện ở mọi thị trường doanh nghiệp hoạt động.”
Mercedes-Benz thì đặt mục tiêu gần hơn vào 2039. “Chúng tôi sẽ hợp tác theo những hướng dẫn tới đây của chính quyền để hoàn thành mục tiêu” - công ty trả lời Nikkei. Panasonic cũng thể hiện sự ủng hộ với chính sách này, còn hãng bia Carlsberg thì khẳng định sẽ bắt đầu chuẩn bị thực thi các bước đầu vào ngay tháng tới.
Việt Nam xếp thứ tư thế giới về số lượng dự án nằm trong danh mục Cơ chế phát triển bền vững (CDM). Đây là một chương trình giảm theieru carbon của U.N, cho phép các quốc gia giàu hơn có thể có được nguồn tín dụng carbon từ việc hỗ trợ phát triển các dự án cắt giảm khí thải ở nước nghèo như đập thuỷ điện.
Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình xanh cho rằng các quốc gia và công ty cần hướng đến thực sự cắt giảm năng lượng khí đốt hoàn toàn để đoạt mục tiêu “zero thực sự” chứ không phải chỉ “zero tăng thêm”.
Giám đốc quốc tế tại Hoà Bình Xanh chia sẻ vào tháng 11: “Việc này giống như bạn ăn kiêng, nhưng vẫn tiếp tục ăn bánh và trả tiền cho người khác ăn xà lách”.
Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm Sở Bảo vệ Môi trường California, cho rằng các nhà tài trợ nước ngoài cần nỗ lực giúp đất nước đạt được mục tiêu đề ra tại Paris và Glasgow. Thị trường mua bán carbon sẽ mở ra trong 6 lĩnh vực: năng lượng, giao thông, rác thải, sử dụng đất, gia công công nghiệp và xây dựng.
Phát biểu trong diễn đàn Tăng trưởng sạch tại Anh tháng trước, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, bộ Xây dựng Vũ Ngọc Anh cho hay: “Việt Nam sẽ cần thêm nguồn lực tài chính mới, nguồn vốn con người phù hợp, và đặc biệt là sự trợ giúp từ quốc tế”. Để cắt giảm thành công khí nhà kính sẽ mất nhiều tiền, nhưng thất bại cũng sẽ mang đến thiệt hại. Ngân hàng thế giới đặt cho Việt Nam 0.8% lượng xả thải toàn cầu, nhưng lại cho quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu, đối tác nhập khẩu thứ hai thế giới của nước này, sẽ có thể gặp trở ngại sẽ Việt Nam không kịp đạt mục tiêu giảm carbon.
Trả lời Nikkei, chuyên gia năng lượng Thi Nguyễn cho rằng tín dụng carbon tại Việt Nam sẽ không tạo điều kiện cho các công ty được xả thải thêm, vì bản thân lượng tín dụng này là giới hạn. “Hệ thống này sẽ khiến doanh nghiệp có nhiều động lực để tiết kiệm chi phí bằng cách cắt giảm xả thải một cách hiệu quả nhất”