Xã hội

Báo cáo Bộ Chính trị thí điểm viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Tóm tắt:
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về thí điểm viện KSND khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhóm dễ bị tổn thương.
  • Viện KSND đề xuất hai trường hợp khởi kiện khi hành vi xâm phạm quyền dân sự không được các chủ thể liên quan thực hiện.
  • Nghị quyết dự kiến có hiệu lực từ 1.1.2026, áp dụng tại 6 tỉnh, thành phố trong 3 năm.
  • Chủ tịch Quốc hội yêu cầu xin ý kiến Bộ Chính trị về cơ chế thí điểm và xây dựng quy định pháp lý rõ ràng.
  • Cần chuẩn bị nguồn nhân lực, ngân sách và thiết lập cơ chế giám sát để đảm bảo thí điểm diễn ra hiệu quả.

Chiều 16.4, tiếp tục phiên họp 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm viện KSND khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc liên quan lợi ích công.

Tại dự thảo nghị quyết, Viện KSND tối cao đề nghị 2 trường hợp viện kiểm sát khởi kiện. Một là qua tiếp nhận các nguồn thông tin và đã tiến hành kiểm tra, xác minh, viện kiểm sát xác định hành vi xâm phạm quyền dân sự của các chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc liên quan đến lợi ích công. Sau khi đã thông báo cho các chủ thể có liên quan và kiến nghị thực hiện quyền khởi kiện nhưng không có chủ thể nào khởi kiện thì viện kiểm sát khởi kiện.

Hai là trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc theo thẩm quyền, viện kiểm sát phát hiện hành vi xâm phạm quyền dân sự của các chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc lợi ích công nhưng không thể giải quyết trong cùng vụ án, vụ việc đó. Sau khi đã thông báo cho các chủ thể có liên quan và kiến nghị thực hiện quyền khởi kiện nhưng không có chủ thể nào khởi kiện thì viện kiểm sát khởi kiện.

Theo dự kiến, nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2026 và được thực hiện trong 3 năm tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Đắk Lắk.

Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành với các đề nghị cần xin ý kiến Bộ Chính trị về việc thí điểm tại 6 tỉnh, thành phố nói trên cơ chế viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự. Theo Chủ tịch Quốc hội, kết luận của Bộ Chính trị cho thí điểm tại 6 tỉnh, thành, nhưng hiện nay 6 tỉnh, thành này đã thay đổi khi tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính. Do đó, khi tên gọi và phạm vi áp dụng thay đổi so với kết luận trước đó, cần thiết phải xin ý kiến Bộ Chính trị.

Cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng, quy định cụ thể phạm vi, đối tượng, lĩnh vực áp dụng, ví dụ như vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, quyền của người chưa thành niên, trình tự khởi kiện và cơ chế phối hợp với tòa án… Theo Chủ tịch Quốc hội, một điểm quan trọng khác là chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện. Cụ thể là phải tăng cường đào tạo về kỹ năng khởi kiện, thu thập chứng cứ và tham gia tố tụng dân sự của kiểm sát viên. Kế đó là vấn đề phân bổ ngân sách làm sao đảm bảo cho việc thí điểm này.

Ngoài ra, cần lưu tâm thiết lập cơ chế giám sát. "Viện kiểm sát cần phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập ban chỉ đạo hoặc tổ công tác giám sát đánh giá việc thí điểm này một cách thường xuyên để đảm bảo tính minh bạch và khách quan", Chủ tịch Quốc hội nêu.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.

Giá tăng đỉnh nóc, vàng SJC một mình một chợ

Sáng nay (17/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Giá vàng SJC lên mốc cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng nhẫn 3,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới gần 12 triệu đồng/lượng.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI và công nghệ bảo mật

"Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất nhanh, có lẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, và Viettel là một trong những nhà khai thác lớn nhất. Tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp và sự kiện này là bước đầu tiên trong quá trình đó”, ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội Di động toàn cầu (GSMA), phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025.