Khoa học

Bão bụi "hạ gục" trạm đo địa chấn của NASA trên sao Hỏa

Bão bụi hạ gục trạm đo địa chấn của NASA trên sao Hỏa - Ảnh 1.

Tàu đổ bộ Mars InSight ngừng hoạt động dần sau khi xảy ra cơn bão bụi - Ảnh: NASA INSIGHT

Cơn bão bụi lần đầu tiên được quan sát thấy vào ngày 21-9. Đến tuần trước, các quan chức không gian cho hay cơn bão đã phát triển đủ lớn để làm tăng gần 40% lượng bụi trong bầu khí quyển sao Hỏa, theo trang Fox Weather.

Do bầu không khí mờ ảo cản trở ánh sáng đến các tấm pin mặt trời của tàu đổ bộ, năng lượng từ tàu đổ bộ sao Hỏa InSight Mars của NASA đã giảm từ 425 watt-giờ/ngày xuống chỉ còn 275 watt-giờ/ngày.

Pin tiếp tục hỏng và các nhà khoa học của sứ mệnh buộc phải tắt máy đo địa chấn của InSight trong 2 tuần tiếp theo.

Giám đốc dự án InSight của NASA, ông Chuck Scott, cho biết: "Chúng tôi đang ở nấc cuối cùng của bậc thang năng lượng. Nếu có thể vượt qua khủng hoảng này, chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động vào mùa đông. Tuy nhiên, tôi lo lắng về cơn bão tiếp theo sẽ xảy ra".

Nhiệm vụ của tàu đổ bộ ban đầu được kéo dài đến cuối năm, nhưng do ảnh hưởng của cơn bão, nó không có khả năng tiếp tục hoạt động trong thời gian gia hạn.

Cơn bão bụi ảnh hưởng đến tàu đổ bộ InSight là cơn bão thứ ba thuộc loại này được quan sát thấy trong năm nay.

Các nhà khoa học nói rằng tốc độ phát triển của cơn bão đang chậm lại và đến giai đoạn phân rã.

NASA cho biết hầu hết các cơn bão cỡ này xảy ra vào mùa thu và mùa đông. Gió có thể đạt vận tốc lên tới 96km/giờ và tung bụi lên cao vào bầu khí quyển, mất nhiều tuần mới có thể hạ xuống.

Tàu vũ trụ InSight được sử dụng để điều tra địa chấn, đo đạc thời tiết, đã hạ cánh trên sao Hỏa vào ngày 26-11-2018.

Cặp pin mặt trời dài hơn 2 m của tàu tạo ra 5.000 watt-giờ/ngày trên sao Hỏa. Sau đó, nó đã giảm xuống chỉ còn 500 watt-giờ/ngày.

InSight đã vận hành trạm địa chấn hoạt động duy nhất ngoài Trái đất. Thông tin thu thập được từ các trận động đất đã cho phép các nhà khoa học đo độ sâu và thành phần của lớp vỏ, lớp phủ và lõi của sao Hỏa

Nhiệm vụ của InSight gần đây được kéo dài đến cuối năm 2022 với hy vọng sẽ tiếp tục theo dõi địa chấn và thời tiết.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

3 năm thăng trầm chứng khoán Việt

Gần 3 năm đi qua đại dịch COVID -19, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, vươn lên trở thành một kênh dẫn vốn lớn trong nền kinh tế. Đồng thời, hấp dẫn thu hút một số lượng lớn nhà đầu tư, tổ chức cùng dòng tiền mới tham gia. Tâm trạng hứng khởi khiến cả thị trường như bùng nổ. Tuy nhiên, sau những thăng hoa là điểm rơi, đi kèm còn là sóng gió.

Ai bảo vệ nhà đầu tư?

Là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế nhưng thời gian qua do phát triển “nóng” nên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dần bộc lộ khoảng tối. Trong khi chờ quy định bảo vệ nhà đầu tư từ cơ quan quản lý, mỗi nhà đầu tư cần tự nâng cao hiểu biết để tránh nguy cơ “tiền mất tật mang”.