Doanh nghiệp

Bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B: Không có chỗ cho doanh nghiệp Việt làm tay chơi chính, “miếng bánh” đang chia cho 5 FDI thống lĩnh thị trường

Rào cản để trở thành nhà cung cấp bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B - cụ thể là ngành sữa nước là rất lớn

Vào tháng 4/2024, Nutifood đã giới thiệu thêm danh mục sản phẩm cho dòng Varna Colostrum sản phẩm sữa dinh dưỡng cao cấp dành cho người lớn ra mắt hộp giấy ngoài chai nhựa đã có trước đây.

Giải thích cho quyết định này của Nutifood, ông Mai Thanh Việt – Phó Tổng giám đốc cho biết: thiết kế hộp giấy kiểu dáng chai DomeMini của SIG rất thẩm mỹ tiện dụng, với vị trí nắp chai DomeMiniCap nằm ở trung tâm, dễ dàng đóng mở để sử dụng hoặc bảo quản sản phẩm trong suốt cả ngày.

Và để đạt hiệu quả tái chế tối đa, hộp giấy kiểu dáng chai DomeMini của SIG được làm từ giấy bìa đạt chứng nhận FSC™ từ nguồn gỗ rừng tái sinh, quy trình sản xuất tiêu thụ điện năng 100% từ nguồn tái tạo, có thiết kế gọn nhẹ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ.

Bên cạnh đó, hệ thống chiết rót tiệt trùng DomeMini 12 của SIG còn đáp ứng năng lực chiết rót 12.000 chai/giờ cho 7 mức dung tích từ 180-350ml và cho phép thay đổi chế độ dung tích chỉ sau 15 phút. Điều này đem lại hiệu suất và sự linh hoạt tối đa, đảm bảo lợi tức đầu tư ưu việt cho các nhà sản xuất đồ uống.

Tức là Nutifood không đơn giản là thay một bao bì nhựa của Varna Colostrum bằng bao bì giấy mà còn phải sắm cả hệ thống máy móc chiết rót tiệt trùng DomeMini 12 của SIG. Theo ước tính, thì mỗi dây chuyền chiết rót như thế này có giá hàng triệu USD và tất nhiên với 7 mức dung tích, thì Nutifood không dùng nó cho mỗi thương hiệu Varna mà còn có thể dùng cho các thương hiệu sữa và đồ uống khác của DN.

Bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B: Không có chỗ cho doanh nghiệp Việt làm tay chơi chính, “miếng bánh” đang chia cho 5 FDI thống lĩnh thị trường- Ảnh 1.

Bà Võ Xuân Minh Kha – Giám đốc SIG Việt Nam

Còn theo bà Võ Xuân Minh Kha – Giám đốc SIG Việt Nam, thì hệ thống chiết rót mới đã giúp sữa Varna trở nên cạnh tranh hơn và phục vụ được nhiều khách hàng hơn khi ra mắt với giá thành 25.000 đồng/hộp thay vì 35.000 đồng/chai.

Theo đó, ngành cung cấp bao bì giấy cho các sản phẩm sữa nước hoặc thức uống cần công nghệ cao, phải có sự tích lũy công nghệ kỹ thuật máy móc – công nghệ vật liệu hàng chục năm; điều mà các DN ở nền công nghiệp non trẻ như Việt Nam không thể.

Ví dụ, công nghệ tạo ra bao bì có 3 nguyên liệu chính là giấy – nhựa – nhôm dùng cho ngành sữa – nước giải khát là một phát kiến vĩ đại của nhân loại cách đây từ rất lâu và luôn được cải tiến để phục vụ nhu cầu thay đổi của khách hàng, như SIG với hơn 170 năm bề dày lịch sử và giờ đây công ty còn có thể loại bỏ phần nhôm, để hộp giấy chỉ còn giấy và màn nhựa mỏng mà vẫn bảo đảm chất lượng sữa như trước kia. 

Hiện tại, không có doanh nghiệp bao bì giấy Việt nào đủ khả năng sản xuất hộp giấy 3 nguyên liệu như Tetra Pak hay SIG, chứ đừng nói đến hộp giấy tiệt trùng chỉ còn 2 nguyên liệu hay việc chế tạo hệ thống chiết rót.

Ở thị trường Việt Nam, 2 doanh nghiệp đang 'làm mưa làm gió' trong lĩnh vực này chính là Tetra Pak và SIG. Cả hai đều đến từ châu Âu và cùng thâm nhập thị trường Việt Nam từ những năm đầu thập niên 2000.

Sở dĩ mọi người biết đến Tetra Pak tích cực truyền thông nhiều hơn do họ có xây dựng nhà máy tại Việt Nam, với tổng mức đầu tư lên đến 217 triệu USD từ năm 2019. Tháng 2/2024, Tetra Pak thông báo về việc đóng cửa nhà máy sản xuất vật liệu bao bì ở Jurong - Singapore và văn phòng ở Singapore với 300 nhân sự. Tetra Pak cũng có nhà máy và trung tâm huấn luyện kỹ thuật cho khách hàng tại Thái Lan.

Ngược lại, SIG không có nhà máy ở Việt Nam vì họ đã có hệ thống nhà máy lớn tại Thái Lan. SIG xây nhà máy tại khu công nghiệp Rayong từ năm 1998 và hiện nó rộng 109.600m2. Khu tổ hợp này đang phục vụ khách hàng của SIG ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Nam Á và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B: Không có chỗ cho doanh nghiệp Việt làm tay chơi chính, “miếng bánh” đang chia cho 5 FDI thống lĩnh thị trường- Ảnh 2.

Bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B: Không có chỗ cho doanh nghiệp Việt làm tay chơi chính, “miếng bánh” đang chia cho 5 FDI thống lĩnh thị trường- Ảnh 3.

Nhà máy của SIG tại Thái Lan.

Tại Việt Nam, SIG có khoảng 50 nhân sự, một nửa trong đó là các kỹ sư làm việc ở các nhà máy của đối tác. Theo CEO của SIG Việt Nam, đặc thù ngành này không phải bán xong dây chuyền là SIG không liên quan đến khách hàng nữa, mà SIG có nhiệm vụ bảo trì – bảo dưỡng hằng năm, đồng thời đề ra các phương án nâng cấp – hoặc thay mới sau mỗi 5 đến 10 năm cho DN, tùy vào sự thay đổi của công nghệ và nhu cầu của đối tác.

Đây cũng là những DN top đầu thế giới trong mảng bao bì giấy cho F&B: năm 2023, Tetra Pak đạt doanh thu 12,7 tỷ Euro, bán được 179 tỷ hộp giấy trên khắp toàn cầu; còn SIG có doanh thu 3,21 tỷ Euro, lãi ròng khoảng 318 triệu Euro, đã sản xuất được 50 tỷ hộp giấy.

"Rào cản để trở thành nhà cung cấp bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B – cụ thể là ngành sữa nước và nước giải khát là rất lớn, không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, đang có khoảng 5 FDI chiếm lĩnh thị trường này tại Việt Nam.

Chúng tôi không ở vị thế thích hợp để thảo luận về vấn đề FDI vào thời điểm này. Tuy nhiên, chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để giới thiệu các sản phẩm mới đến Việt Nam, ví dụ với Vinamilk, TH True milk, Nutifood và IDP", bà Võ Xuân Minh Kha cho hay.

Theo quan sát của chúng tôi, các DN Việt Nam về bao bì giấy chủ yếu sản xuất thùng carton, hộp giấy cho các thiết bị công nghệ hoặc hộp giấy 'ăn liền' trong ngành F&B…; những bao bì giấy không cần quá nhiều công nghệ hoặc tiêu chuẩn chất lượng khắt khe như tiệt trùng. Vậy nên, ngành bao bì giấy nói trên có tiềm năng đến cỡ nào thì vẫn là câu chuyện của các FDI, là cuộc đua giữa 2 đồng hương Tetra Pak và SIG.

SIG đang muốn có một cú hích mới ở thị trường Việt Nam?

Bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B: Không có chỗ cho doanh nghiệp Việt làm tay chơi chính, “miếng bánh” đang chia cho 5 FDI thống lĩnh thị trường- Ảnh 4.

Bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B: Không có chỗ cho doanh nghiệp Việt làm tay chơi chính, “miếng bánh” đang chia cho 5 FDI thống lĩnh thị trường- Ảnh 5.

Một dây chuyền được SIG cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam.

"SIG đang đẩy mạnh các cuộc đối thoại truyền thông nhằm nêu bật những bước phát triển tích cực và tận dụng các cơ hội mà thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng mang lại. Năm 2024, chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dẫn đến thu nhập khả dụng tăng lên khi ảnh hưởng của đại dịch dần mờ nhạt.

Việt Nam luôn là một thị trường chiến lược quan trọng đối với SIG trong khu vực nhờ tiềm năng lớn và các quy định hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy phát triển bền vững. Ngành công nghiệp bao bì của Việt Nam là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ tăng trưởng dự kiến từ 15% đến 20% trong những năm tới.

Số liệu do Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc công bố cũng cho thấy, quy mô thị trường bao bì hộp giấy Việt Nam ước tính đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến đạt 4,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9,73% trong giai đoạn 2024-2029. SIG mong muốn tăng cường sự hiện diện để nắm bắt cơ hội mà sự tăng trưởng này mang lại.

Ngành bao bì trải qua những thay đổi đáng kể, ngày càng chú trọng vào tính bền vững và đổi mới. Chúng tôi mong muốn tận dụng khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) của mình để tạo ra những đổi mới trong ngành. Các giải pháp đóng gói linh hoạt của chúng tôi giúp khách hàng ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế.

Chúng tôi cũng nỗ lực giảm thiểu dấu chân CO2 của mình ở mọi giai đoạn trong chuỗi giá trị, từ việc sử dụng nguyên liệu được chứng nhận đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và tái chế bao bì. Nền tảng vững chắc của chúng tôi khẳng định vị thế hàng đầu của SIG về các giải pháp đóng gói tiệt trùng", bà Võ Xuân Minh Kha giải thích lý do vì sao lại lần đầu xuất hiện trước truyền thông.

Bao bì giấy công nghệ cao cho ngành F&B: Không có chỗ cho doanh nghiệp Việt làm tay chơi chính, “miếng bánh” đang chia cho 5 FDI thống lĩnh thị trường- Ảnh 6.

Linh hoạt và hiệu quả là hai trong những tiêu chí mà SIG ưu tiên theo đuổi trong tiến trình phát triển của mình.

Cũng theo bà, cơ hội và tiềm năng tăng trưởng trong ngành bao bì của Việt Nam là rất lớn, nên họ không sợ cạnh tranh.

Điểm nổi bật của SIG so với đối thủ là bao bì của họ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng an toàn, giá cả phải chăng và ổn định trong điều kiện bảo quản thông thường – với lượng khí thải carbon nhỏ nhất so với các chủng loại bao bì khác. Hiện nay, SIG đang dẫn đầu trong việc hướng tới các hệ thống đóng gói có khả năng tái tạo hoàn toàn.

Lợi thế đầu tiên, công nghệ của SIG có tính linh hoạt thần tốc 'độc nhất vô nhị': SIG luôn dẫn đầu trong ngành với tính linh hoạt về thể tích, định dạng, thiết kế và sản phẩm độc đáo. Đây là điểm khác biệt chính của một trong những máy chiết rót của SIG dành cho các hộp giấy với khẩu phần đơn, cho phép chiết rót tới 9 thể tích (80ml-200ml) trên cùng một hệ thống. Điều này cho phép khách hàng tận dụng các cơ hội thị trường trong khi duy trì giá cả phải chăng.

Lợi thế thứ hai, SIG luôn nghiêm khắc trong việc thực hiện các mục tiêu bền vững: để mở rộng nhanh chóng các tùy chọn bao bì bền vững, ít khí thải CO2 hơn; chúng ta cần có những đổi mới trong bao bì với khả năng giảm CO2 và khả năng ứng dụng các tùy chọn này trên cơ sở máy chiết rót đã lắp đặt sẵn. SIG có thể cung cấp cả hai.

Dòng sản phẩm SIG Terra mang đến một loạt các tùy chọn bao bì sáng tạo, bền vững hơn và ít khí thải carbon hơn. SIG đã đặt mục tiêu đưa bao bì hộp giấy của mình đạt 90% hàm lượng giấy vào năm 2030. Có thể tái chế hoàn toàn và dễ dàng ở mọi nơi trên thế giới.

Lợi thế thứ ba, hiệu quả trên máy chiết rót của SIG: với xu hướng và nhu cầu tiêu dùng thay đổi liên tục, các nhà sản xuất cần các dây chuyền sản xuất nhanh, thông minh và linh hoạt, để xử lý các giai đoạn sản lượng cao hơn và thay đổi sản phẩm nhanh hơn. Máy chiết rót SIG hiệu quả cao cho các hộp giấy tiệt trùng, với tỉ lệ hao hụt thấp nhất trong ngành - chỉ từ 0,5% trở xuống.

Lợi thế cuối cùng, SIG có 5 trung tâm R&D trên khắp thế giới: nơi Tập đoàn này làm việc chặt chẽ với khách hàng để phát triển các giải pháp đóng gói sáng tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ. Trung tâm R&D ở châu Á - Thái Bình Dương được đặt tại Tô Châu - Trung Quốc.

Các trung tâm này cũng cho phép SIG giúp khách hàng phát triển công thức và họ có thể chạy thử nghiệm. Tất cả đều nhằm giúp khách hàng đẩy nhanh đổi mới và đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian ngắn nhất có thể.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm