Tài chính

Bánh phồng tôm tăng giá gấp đôi báo hiệu lạm phát đang đe dọa nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

"Kerupuk" là món ăn phổ biến ở Indonesia. Nó được đặt theo âm thanh giòn tan khi một người cắn chiếc bánh phồng tôm. Tuy nhiên, mặt hàng này sẽ tăng giá lên 2.000 rupial (0,14 USD) mỗi túi kể từ ngày 6/5 so với mức giá 1.000 rupial hiện tại. Đây là thông tin vừa được Hiệp hồi phồng tôm Jakarta cho biết. Theo nhóm này, chi phí sản xuất tăng gấp đôi do giá dầu ăn và gia vị tăng cao buộc các nhà sản xuất phải tăng giá.

Nhà kinh tế Wellian Wiranto của Oversea-Chinese Banking Corp cho biết: "Việc tăng giá phồng tôm cho thấy nguy cơ lạm phát có thể ảnh hưởng tới những người bình thường thông qua những món hàng quen thuộc nhất. Sự xáo trộn có thể xảy ra khi giá cả tăng bất thường".

Thực tế, tình hình lạm phát của Indonesia có thể trở nên tồi tệ hơn khi chính phủ tăng giá nhiên liệu lên 40% trong tháng này. Nó có thể ảnh hưởng tới giá xăng, dầu diesel và khí đốt, vốn được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống.

Theo Wiranto, rủi ro lạm phát có thể khiến Ngân hàng Trung ương Indonesia phải để tâm và có thể tăng lãi suất. Dự kiến, cơ quan này sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong cuộc họp ngày 19/4 nhưng có thể bắt đầu thắt chặt lãi suất vào tháng 5, sớm hơn so với kỹ vọng của thị trường khi cho rằng việc tăng lãi sẽ chỉ diễn ra vào cuối năm.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Chi lương linh hoạt xu thế HR 5.0

Biến động kép - từ dịch bệnh và chuyển đổi số trên toàn cầu - đã thúc đẩy xu hướng tổ chức nhân sự mới: “HR 5.0”, tìm kiếm giải pháp nhân sự ứng dụng công nghệ, phục vụ con người. Nền tảng của xu hướng này là mô hình Chi lương Linh hoạt, đã áp dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong nước và thế giới.

Phiên nay rẻ mai còn rẻ hơn, dòng tiền bắt đáy liệu ‘chùn tay"?

Thị trường liên tục bị xả mạnh về cuối phiên giao dịch cho thấy tâm lý yếu của nhà đầu tư khi sự sợ hãi đã lấn át. Đáng chú ý, hiện tượng giảm sàn đồng loạt của cả nhóm ngành mỗi khi một cổ phiếu nào trong cả nhóm bất ngờ giảm sâu.

BĐS nghỉ dưỡng khu vực này đang trỗi dậy

Đến hết cuối tháng 3/2022, theo thống kê của Savills Hotels, Quy Nhơn có 19 dự án thuộc phân khúc trung cao cấp (midscale đến upper upscale) đang hoạt động, cung cấp ra thị trường 3.900 phòng. So với Đà Nẵng và Khánh Hòa, lượng nguồn cung tại Quy Nhơn tương đương với 30% và 34% tổng nguồn cung hiện tại của từng địa phương này.