Doanh nghiệp

Chi lương linh hoạt xu thế HR 5.0

HR 5.0 là gì?

Tình trạng thiếu hụt nhân lực trong 2 năm biến động vừa qua đã chứng minh: Con người là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khủng hoảng. HR 5.0 đưa con người về trung tâm của tổ chức - nhiệm vụ mới của Nhân sự. Không chỉ đảm trách việc hành chính, hồ sơ, tuyển dụng,… người làm Nhân sự cần làm chủ các chương trình an sinh, thiết kế trải nghiệm nhân viên, tìm kiếm giải pháp xây dựng an toàn tài chính cho người lao động. Từ "cảnh sát", "người thực thi quy tắc", HR sẽ bước lên vai trò của người kiến tạo và nhà chiến lược (theo KPMG, "New HR model in a new world", tháng 9, 2021).

Doanh nghiệp bán lẻ dẫn đầu xu hướng HR 5.0 từ năm 2020

LanChi Mart (thuộc Central Retail Vietnam) là một trong những đơn vị đầu tiên tìm kiếm giải pháp công nghệ cho bộ phận Nhân sự nhằm gia tăng phúc lợi nhân viên. Thay thế quy trình ứng lương phức tạp - rào cản giữa người lao động và HR, LanChi Mart triển khai một ứng dụng Chi lương Linh hoạt từ năm 2020 cho phép nhân viên nhận lương 24/7 theo số ngày công đã làm ra. Phúc lợi này giúp LanChi Mart giảm tỷ lệ nghỉ việc sau Tết và giữ vững lực lượng ngay cả trong 2 đợt bùng phát Covid-19 sau đó.

Đề cao trải nghiệm nhân viên để thúc đẩy dịch vụ khách hàng tiếp tục là xu thế của ngành bán lẻ. Chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 là ví dụ thành công của việc thu hút lao động trẻ bằng trải nghiệm năng động, hiện đại. Thấu hiểu nhịp sống nhanh, khả năng làm chủ công nghệ của gen Z, bộ phận Nhân sự GS25 triển khai ứng dụng riêng cho đội ngũ, minh bạch giờ công, thu nhập và nhận lương 24/7. Khẳng định sức hút của thương hiệu, GS25 liên tục mở rộng chuỗi, ngay cả sau dịch bệnh, GS25 đã khai trương cửa hàng thứ 150 cuối năm 2021.

Chi lương linh hoạt xu thế HR 5.0 - Ảnh 1.

Khối ngành sản xuất nhập cuộc

Doanh nghiệp sản xuất có quy mô lao động lớn, lực lượng đa dạng lại cần một giải pháp an sinh mang tính tổng thể. Công nhân là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong khủng hoảng, nhưng với quy mô lớn, bộ phận Nhân sự rất khó để sát sao, trợ giúp kịp thời. Green Speed là một trong những doanh nghiệp triển khai Chi lương Linh hoạt trên quy mô lớn đến 20.000 lao động từ khối nhà máy cho đến văn phòng.

Chi lương linh hoạt xu thế HR 5.0 - Ảnh 2.

Bước sang 2022, Bánh kẹo Phạm Nguyên tiên phong triển khai Chi lương Linh hoạt như một ưu tiên chiến lược để giải quyết thách thức lớn nhất của doanh nghiệp sản xuất hiện nay - Thúc đẩy tinh thần công nhân, giữ nhịp sản xuất trong năm tới.

Chi lương linh hoạt xu thế HR 5.0 - Ảnh 3.

Chi lương Linh hoạt là nền tảng của "Nhân sự vị nhân sinh" - HR 5.0

Mô hình Chi lương Linh hoạt qua ứng dụng Vui App đang được doanh nghiệp đầu ngành như Kangaroo, Gỗ Trường Thành, Green Speed, FPT Retail, Bánh Kẹo Phạm Nguyên, GS25, LanChi Mart,... triển khai 2 năm gần đây, cho phép nhân viên nhận lương đã làm ra 24/7, thay vì phải đợi đến cuối tháng. Chi lương Linh hoạt đã được khẳng định là mô hình thành công trên thế giới (triển khai tại Walmart, Target, Uber, NHS, Novotel,…), được đánh giá là nhu cầu mới trong Nhân sự sau Covid-19 (theo KPMG), và sẽ đóng vai trò nền tảng cho xu hướng HR 5.0.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Phiên nay rẻ mai còn rẻ hơn, dòng tiền bắt đáy liệu ‘chùn tay"?

Thị trường liên tục bị xả mạnh về cuối phiên giao dịch cho thấy tâm lý yếu của nhà đầu tư khi sự sợ hãi đã lấn át. Đáng chú ý, hiện tượng giảm sàn đồng loạt của cả nhóm ngành mỗi khi một cổ phiếu nào trong cả nhóm bất ngờ giảm sâu.

BĐS nghỉ dưỡng khu vực này đang trỗi dậy

Đến hết cuối tháng 3/2022, theo thống kê của Savills Hotels, Quy Nhơn có 19 dự án thuộc phân khúc trung cao cấp (midscale đến upper upscale) đang hoạt động, cung cấp ra thị trường 3.900 phòng. So với Đà Nẵng và Khánh Hòa, lượng nguồn cung tại Quy Nhơn tương đương với 30% và 34% tổng nguồn cung hiện tại của từng địa phương này.