Kinh doanh

Bảng xếp hạng các Trường đại học Thế giới QS: Châu Á 2025

Công bố các Trường đại học Tốt nhất Châu Á

LONDON, ngày 6 tháng 11 năm 2024 /PRNewswire/ -- QS Quacquarelli Symonds phát hành ấn bản thứ 16 Bảng xếp hạng các Trường đại học Thế giới QS: Châu Á, bao gồm 984 trường đại học trên tổng số 25 hệ thống giáo dục đại học. 

Đại học Bắc Kinh vẫn giữ vị trí đầu bảng, Đại học Hồng Kông chiếm vị trí thứ hai và Đại học Quốc gia Singapore đứng thứ ba.

Ấn Độ, với 193 trường đại học, là quốc gia có nhiều trường nằm trong bảng xếp hạng nhất, tiếp theo là Trung Quốc Đại lục (135) và Nhật Bản (115).

Ông Ben Sowter, Phó chủ tịch Cấp cao của QS, cho biết: "Bảng xếp hạng năm nay cho thấy số lượng kỷ lục các trường đại học từ châu Á. Bảng xếp hạng phản ánh hệ sinh thái giáo dục bậc đại học đang phát triển mạnh mẽ và có tính cạnh tranh cao, đồng thời cung cấp thông tin chuyên sâu cho các sinh viên và nhà hoạch định chính sách."

2025

2024


1

1

Đại học Bắc Kinh

Trung Quốc

2

2

Đại học Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông

3

3

Đại học Quốc gia Singapore

Singapore

4

4

Đại học Công nghệ Nanyang

Singapore

5

7

Đại học Phúc Đán

Trung Quốc

6

10

Đại học Trung Văn Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông

7

4

Đại học Thanh Hoa

Trung Quốc

8

6

Đại học Chiết Giang

Trung Quốc

9

8

Đại học Yonsei

Hàn Quốc

10

17

Đại học Thành phố Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông

11

15

Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST)

Đặc khu hành chính Hồng Kông

12

11

Đại học Malaya

Malaysia

13

9

Đại học Hàn Quốc

Hàn Quốc

14

11

Đại học Giao thông Thượng Hải

Trung Quốc

15

13

Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST)

Hàn Quốc

16

19

Đại học Sungkyunkwan

Hàn Quốc

17

23

Đại học Bách khoa Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông

18

16

Đại học Quốc gia Seoul

Hàn Quốc

19

26

Đại học Hanyang

Hàn Quốc

20

25

Đại học Putra Malaysia

Malaysia

Tổng quan 

  • Trung Quốc dẫn đầu nền giáo dục bậc đại học tại châu Á khi có số lượng trường đại học lọt vào top 10 nhiều nhất. Đại học Phúc Đán leo lên giữ vị trí trong top 5.
  • Ấn Độ nổi trội về số lượng các công trình nghiên cứu. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Delhi (IIT Delhi) hiện xếp thứ 44, vượt qua IIT Bombay, bị tụt xuống vị trí thứ 48.
  • Indonesia đạt được bước tiến lớn nhất khi bổ sung thêm 30 trường đại học mới vào trong danh sách. Trường Đại học Indonesia leo lên vị trí thứ 46.
  • Đặc khu hành chính Hồng Kông đạt được mức cải thiện 45%, với sự gia tăng về nguồn lực, năng suấtsố lượng sinh viên quốc tế.
  • Công trình nghiên cứu ở các trường đại học tại Malaysia ghi nhận những thành tựu quan trọng. Ba mươi hai trong số 38 trường đại học được xếp hạng trước đó đã tăng thứ bậc trong bảng xếp hạng về Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một Bài báo
  • Danh tiếng về học thuật của  Philippines tăng lên khi có 15 trong số 16 trường đại học được xếp hạng trước đó đã đạt mức cải thiện về chỉ số này. Đại học Philippines xếp hạng cao nhất ở vị trí thứ 86.
  • Singapore là trung tâm giáo dục bậc đại học xuất sắc nhất châu Á. Nơi đã phát triển những công trình nghiên cứu đặc biệt, cùng với ba trường đại học nằm trong top 10 về Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một Bài báo.
  • Sáu trường đại học của Hàn Quốc nằm trong top 20 khu vực, nhiều hơn bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào khác.
  • Thái Lan đạt được bước tiến bộ trong hoạt động nghiên cứu. Đại học Chulalongkorn vẫn giữ thứ hạng cao nhất, ở vị trí 47.
  • Trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Đại học Tokyo, vẫn là trường đại học được giới học giả và nhà tuyển dụng quốc tế đánh giá cao nhất tại châu Á.

Phương pháp luận 

Logo - https://mma.prnasia.com/media2/2429773/QS_Quacquarelli_Symonds_Logo.jpg?p=medium600

Cùng chuyên mục

Đọc thêm