Kỹ năng sống

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ "nổi loạn"?

Suy cho cùng, 80% những vấn đề ở con cái là do cách nuôi dạy của cha mẹ.

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ nổi loạn? - Ảnh 1.

Câu chuyện thứ nhất

Tiểu Viên là một nữ sinh đến từ Nam Ninh (Trung Quốc). Tuy sinh ra trong một gia đình công nhân bình thường nhưng Tiểu Viên có vẻ ngoài dễ thương, học lực xuất sắc, cô cũng được thầy cô và các bạn trong trường yêu mến.

Nhưng khi tốt nghiệp đại học, Tiểu Viên bắt đầu nảy sinh oán hận với cha mẹ mình. Nguyên do, cả 5 người bạn cùng phòng trong ký túc xá của cô đều ra nước ngoài du học nhờ sự hỗ trợ của gia đình. Tiểu Viên cũng mơ ước như thế, tuy nhiên, đành bất lực.

Sau đó, để bù đắp cho "tổn thất" và thiệt thòi của mình, Tiểu Viên quyết định tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học nhưng thất bại. Áp lực càng thêm chồng chất, tâm lý Tiểu Viên bất ổn. Tính cách nữ sinh này ngày càng nóng nảy, đầy năng lượng tiêu cực.

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ nổi loạn? - Ảnh 2.

Không ít trẻ đã không hiểu được nỗi vất vả, cực khổ của cha mẹ. Các em cũng không biết cách đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, tự chịu trách nhiệm về hành vi, về cuộc đời mình.

Do đó, để tránh một ngày con cái quay sang chán ghét cha mẹ, chê bôi gốc gác của mình, các bậc phụ huynh cần dạy con biết yêu quý công sức của cha mẹ. Và quan trọng là chịu trách nhiệm về bản thân, dù thành công hay thất bại cũng do mình chưa đủ nỗ lực.

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ nổi loạn? - Ảnh 3.

Câu chuyện thứ hai

Có một đứa trẻ đến nhà người thân chơi. Nhìn thấy cây đàn piano bắt mắt, liền tiện tay cầm chai nước khoáng đổ lên khắp nơi. Bị phản ánh, phụ huynh đứa trẻ trả lời ráo hoảnh: "Con tôi có lòng tốt, thấy chiếc đàn bẩn, tiện tay vệ sinh giùm". Để giữ hòa khí, gia đình kia đành im lặng chịu thiệt thòi.

Nhưng sau đó tại trung tâm thương mại, quen tay, đứa trẻ này lại một lần nữa đổ lon Coca Cola lên chiếc đàn khác. Đáng nói, đây là cây dương cầm PETROF trị giá hơn 600.000 nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ đồng). Cuối cùng, cha mẹ đứa trẻ phải chịu một mức bồi thường lớn, lên tới 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng).

Trẻ mắc lỗi lầm, dù lớn hay nhỏ, nếu không bị trừng phạt và không được cha mẹ chỉ ra mình sai ở đâu thì chắc chắn sẽ dẫn đến tai họa lớn hơn trong tương lai.

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ nổi loạn? - Ảnh 4.

Câu chuyện thứ ba

David, 48 tuổi, người Thượng Hải (Trung Quốc), theo học tại Đại học Tongji rồi lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật tại Đại học Waterloo danh tiếng Canada.

Sau khi trở về Trung Quốc 6 năm trước, David không chịu làm việc, ban ngày ngủ, ban đêm chơi game. Mọi chi phí sinh hoạt cơ bản đều một tay mẹ gánh vác. Đáng nói, bà mẹ năm nay 82 tuổi, một tuần phải đi xe buýt 3 lần để tới bệnh viện chạy thận. Lương hưu 3.500 nhân dân tệ (khoảng 12 triệu đồng) một tháng không đủ trang trải chi phí y tế hơn 2.000 nhân dân tệ và đứa con "ăn bám". Bà cảm thấy bất lực.

Bà thuyết phục con trai ra ngoài làm việc, nhưng David quyết sống chết không chịu. Kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, người mẹ không còn cách nào khác là kiện con trai ra tòa, cố ép con đi làm với danh nghĩa trả tiền cấp dưỡng. Nhưng sau đó, luật sư nói rằng dù bà có thắng kiện mà người con trai vẫn không chịu làm việc thì tòa cũng khó can thiệp. Thế là bà mẹ khốn khổ lại đành rút đơn về.

Một số cha mẹ dành tất cả sức lực và tiền bạc để nuôi một "đứa trẻ khổng lồ". Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại một trường danh tiếng, David chỉ ở nhà. Dù đứa con sai ở mọi mặt, nhưng cũng khó nói cha mẹ trước đó đã dạy con đúng.

Nuôi con, đừng bao giờ xem nhẹ những vấn đề nhỏ nhặt. Đôi khi, càng lơ là nhiều lại càng phải trả giá, sai lầm chồng chất sai lầm.

Bạn có đang nuôi dạy những đứa trẻ nổi loạn? - Ảnh 5.

Để tránh con "nổi loạn", cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

1. Tuân thủ các nguyên tắc. Bất kỳ cha mẹ nào cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ. Khi con cái không nghe lời, cha mẹ thường được khuyên rằng, nên đặt ra một số quy tắc ngay từ khi trẻ còn nhỏ, như thế việc dạy dỗ sẽ phần nào dễ dàng hơn.

Ví dụ, một đứa trẻ nên xin lỗi vì đã làm sai điều gì đó và nên bị trừng phạt tương ứng. Đừng vì con khóc lóc, bỏ bữa mà thỏa hiệp. Dạy con chủ động, dũng cảm thừa nhận sai lầm; đừng trông mong người khác giúp đỡ mình, nếu muốn gì đó, tốt nhất là bản thân tự cố gắng có được; không nói dối; không gây ảnh hưởng đến người khác nơi công cộng...

2. Thiết lập hình ảnh uy nghiêm của người cha. Nhất là trẻ 14 tuổi đang trong độ tuổi nổi loạn, phụ huynh nên giao tiếp nhiều hơn và lắng nghe tâm tư, chính kiến của trẻ. Đặc biệt, người cha phải gần gũi con nhưng vẫn cứng rắn, uy nghiêm để con kính nể.

3. Rèn luyện thói quen làm việc nhà cho trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên dạy con một số kỹ năng sống như lau bàn, dọn phòng, đổ rác, nhặt rau, giặt giũ, quét nhà... Có thể cho trẻ ghi danh sách mua sắm; đếm tiền khi đi chợ, cho trẻ chuẩn bị nguyên liệu trước khi nấu ăn...

Cha mẹ biết yêu thương thực sự sẽ tôn trọng sự lựa chọn độc lập của con cái thay vì làm mọi việc cho chúng. Những đứa trẻ lười biếng, không thích làm việc từ nhỏ, lớn lên sẽ không chịu được gian khổ, khả năng tự lập kiếm sống kém, thành tích công việc tầm thường.

4. Dạy con lòng biết ơn: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bày tỏ sự biết ơn với người khác thường sẽ vui vẻ hơn, sống tích cực hơn, và có điểm số học tập tốt hơn hẳn.

Trẻ con chịu ảnh hưởng đầu tiên và sâu sắc nhất từ bố mẹ của mình, vì vậy cách bạn tỏ lòng biết ơn với những người xung quanh là phương pháp dạy trẻ hiệu quả hơn nhiều khi bạn chỉ rao giảng lý thuyết suông với trẻ.

Nói năng lễ phép, cư xử đúng mực, dành món ăn ngon nhất cho người cao tuổi trong gia đình ăn trước; luôn nhớ tặng quà ông bà, bố mẹ vào các dịp lễ, tết…; thường xuyên gọi điện thăm hỏi bố mẹ, ông bà nếu ở xa… là những ví dụ điển hình và trực quan mà bạn có thể thực hiện để con trẻ có thể học theo.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm