Kinh doanh

Bà Mai Kiều Liên: Tăng trưởng 2 chữ số về doanh thu thì khó, nhưng tăng về năng suất và thu nhập người lao động thì làm được

Phát biểu tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Tổng Giám đốc Vinamilk - bà Mai Kiều Liên đã chia sẻ quan điểm về vai trò của ngành sữa, cũng như cách doanh nghiệp cần tiếp cận mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới.

Bà cho biết, ngành sữa là một ngành chế biến thực phẩm và nông sản, phù hợp với đặc thù một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam. Đặc biệt, đây là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực, trí tuệ và chiều cao của thế hệ trẻ. Theo bà, với dân số 100 triệu người và khoảng 1 triệu trẻ em ra đời mỗi năm, dư địa cho ngành sữa còn rất lớn.

Trả lời câu hỏi làm sao để ngành sữa đạt tăng trưởng hai con số, bà Mai Kiều Liên cho rằng điều này không thể đến từ việc tăng doanh số mà phải đến từ tăng năng suất và hiệu quả.

Trả lời câu hỏi làm sao để ngành sữa đạt tăng trưởng hai con số, bà Mai Kiều Liên cho rằng điều này không thể đến từ việc tăng doanh số mà phải đến từ tăng năng suất, hiệu quả và tăng thu nhập cho người lao động. Điều này sẽ giúp tăng sức mua – một điều kiện rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế. "Không có sức mua thì không có ngành nào phát triển được", bà nói.

Bà cho biết mục tiêu của Vinamilk là mỗi năm tăng khoảng 10% thu nhập bình quân, thông qua ba yếu tố: tăng thu nhập cho người lao động, tăng hiệu quả kinh doanh và khấu hao nhanh khi đầu tư. Bà nhắc lại khẩu hiệu từng nghe từ nhỏ: "Nhanh – Nhiều – Tốt – Rẻ" và cho rằng phương châm này vẫn đúng với điều hành doanh nghiệp hiện nay.

Bà Mai Kiều Liên: Tăng trưởng 2 chữ số về doanh thu thì khó, nhưng tăng về năng suất và thu nhập người lao động thì làm được - Ảnh 1.

Về chính sách, bà Mai Kiều Liên cho biết hiện nay luật đã khá rõ, nhưng nhiều nghị định dưới luật lại gây cản trở. Theo bà, chính sách nếu không sửa kịp thời sẽ khiến doanh nghiệp không dám thực hiện vì sợ vi phạm.

Tổng Giám đốc Vinamilk cũng cũng đánh giá cao tinh thần cải cách gần đây và cho biết cộng đồng doanh nghiệp đã bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi trong cách tiếp cận của Nhà nước.

"Chúng tôi bắt đầu cảm thấy doanh nghiệp là cái đối tượng được phục vụ, được lắng nghe tạo điều kiện để phát triển, chứ không phải đối tượng bị quản lý, bị soi xét. Điều này sẽ giúp tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, trở thành làn sóng để thúc đẩy nền kinh tế đi nhanh hơn", bà Mai Kiều Liên nói.

Bà cũng nhấn mạnh, việc doanh nghiệp được lắng nghe và chính sách được sửa nhanh là điều tạo ra niềm tin lớn. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Vinamilk cũng kiến nghị khi doanh nghiệp có vướng mắc thì cần được giải quyết nhanh chóng và có thời hạn rõ ràng.


Các tin khác

Lầu Năm Góc trở thành cổ đông lớn nhất của công ty khai thác đất hiếm

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đầu tư 400 triệu USD để mua cổ phiếu ưu đãi của MP Materials – công ty sở hữu mỏ đất hiếm duy nhất đang hoạt động tại Mỹ. Thỏa thuận này không chỉ giúp Washington giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực chiến lược mà còn đẩy giá cổ phiếu MP tăng vọt 50% trong một ngày.

Sạt lở lan rộng ở Cà Mau

Sạt lở lan rộng khiến công tác ứng phó thiên tai vốn vốn căng thẳng nay càng thêm chồng chất áp lực đối với tỉnh Cà Mau.

Pháp lý - ‘ranh giới’ định danh mô hình tài chính thay thế

Tại Việt Nam, khi lĩnh vực tài chính thay thế bứt tốc cùng thị trường vay tiêu dùng, câu chuyện pháp lý không chỉ còn là quy chuẩn hoạt động, mà đang trở thành yếu tố phân loại mô hình và xác định độ an toàn trong đầu tư.

ABBANK và VNPAY hợp tác triển khai gói giải pháp thanh toán số

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) vừa chính thức ký kết hợp tác toàn diện nhằm triển khai bộ giải pháp thanh toán số hiện đại dành cho các điểm thanh toán. Các tính năng bao gồm: PhonePOS, VNPAY SmartPOS, VNPAY-QR.