Xã hội

Ba Lan không đồng ý chia sẻ khí đốt với EU, Italy tìm thấy "giải pháp thay thế" ở rất gần

Ba Lan không đồng ý chia sẻ khí đốt với EU

Đài RT đưa tin, mới đây Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan Anna Moskwa khẳng định Ủy ban châu Âu sẽ không thể buộc nước này tuân thủ kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt mới của Liên minh châu Âu (EU), và Ba Lan cũng sẽ không chia sẻ trữ lượng khí đốt của mình với các thành viên khác trong khối liên minh.

"An ninh năng lượng là thẩm quyền riêng của mỗi quốc gia, và chúng tôi sẽ không bao giờ đồng ý trao cho EU thẩm quyền này. Không ai có thể buộc chúng tôi phải điều chỉnh lượng khí đốt hay đưa ra các biện pháp hạn chế khác. Chúng tôi cũng không muốn đưa ra quyết định liên quan đến việc hạn chế [năng lượng] ở các nước khác", bà Moskwa nói.

Bình luận của bà Moskwa đề cập đến kế hoạch "tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ" trên toàn khối từ tháng 8/2022-3/2023. EU kỳ vọng rằng kế hoạch này sẽ giúp các quốc gia thành viên lấp đầy các kho dự trữ trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga có nguy cơ bị cắt.

 Ba Lan không đồng ý chia sẻ khí đốt với EU, Italy tìm thấy giải pháp thay thế ở rất gần - Ảnh 1.

Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan Anna Moskwa

Theo RT, trong cuộc phỏng vấn mới đây, bà Moskwa lưu ý rằng kế hoạch của EU không phải là bắt buộc, do đó nó nên được coi là hướng dẫn thay vì luật, và mỗi quốc gia phải được tự chủ trong quyết định của mình.

Mặc dù kế hoạch của EU không đề cập tới việc chia sẻ trữ lượng khí đốt trong nội bộ khối, nhưng bà Moskwa vẫn kiên quyết khẳng định rằng Ba Lan sẽ không làm điều đó.

"Cơ sở hạ tầng, đường ống dẫn khí đốt và lượng khí đốt đã mua là tài sản của riêng của chúng tôi và chỉ chúng tôi mới có thể quyết định cách sử dụng nó", bà Moskwa nhấn mạnh.

Vị quan chức Ba Lan nói thêm: "Tất nhiên, nếu có các quốc gia nào đó trong EU có khả năng và cơ sở hạ tầng phù hợp, thì chúng tôi có thể hỗ trợ họ trên cơ sở một thỏa thuận song phương. Nhưng sẽ khó có chuyện Brussels áp đặt cho chúng tôi nghĩa vụ giúp đỡ nước khác".

The Guardian cho biết hầu hết các bộ trưởng năng lượng của 27 quốc gia thành viên EU đều ủng hộ kế hoạch tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng trong mùa đông.

Tuy nhiên, ngoài Ba Lan, RT dẫn nguồn đài truyền hình Tây Ban Nha La Sexta cho hay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không hài lòng về thỏa thuận này và đã đàm phán cắt giảm 7% thay vì 15%. Ngoài Cyprus, Ireland và Malta (3 quốc gia không kết nối với mạng lưới khí đốt của EU), và các quốc gia vùng Baltic cũng được miễn trừ.

Reuters cho biết Hungary cũng phản đối kế hoạch này do phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga.

Italy tìm thấy "giải pháp thay thế" ở rất gần

RT dẫn nguồn tin Bloomberg cho biết Italy có thể chuyển đổi rác thành năng lượng xanh, thay thế cho một phần khí đốt tự nhiên nhập khẩu.

Theo đó, công ty kỹ thuật và công nghệ Maire Tecnimont SpA của Italy cho biết họ đang nghiên cứu cách thu thập carbon và hydro trong các bãi chôn lấp rác thải để tổng hợp thành các hóa chất và nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Giám đốc điều hành của công ty, ông Alessandro Bernini, cho biết hàng năm có khoảng 16 triệu tấn rác thải không thể tái chế được đổ về các bãi chôn lấp rác thải của nước này: "Chúng tôi có thể xử lý chất thải thành khí tổng hợp để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nước ngoài."

Ông Bernini cho hay: "Với 10 nhà máy có khả năng xử lý 600.000 tấn rác thải mỗi năm, chỉ trong thời gian 5 năm, các nhà máy này có thể sản xuất 10% lượng khí đốt cần thiết cho hệ thống sưởi và lưới điện của Italy."

 Ba Lan không đồng ý chia sẻ khí đốt với EU, Italy tìm thấy giải pháp thay thế ở rất gần - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Giống như hầu hết các quốc gia EU khác, Italy đã gấp rút tích trữ khí đốt tự nhiên trước mùa đông sau khi Nga cắt giảm nguồn cung sang khối này. Chính phủ Italy có kế hoạch lấp đầy ít nhất 90% các cơ sở dự trữ khí đốt vào tháng 11 - phù hợp với mục tiêu của toàn EU.

Italy hiện chỉ còn nhập khoảng 25% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga (trước xung đột Ukraine là khoảng 38%). Quốc gia này đang phấn đấu thoát phụ thuộc vào khí đốt Nga hoàn toàn vào mùa đông năm 2024-2025.

Trước đó, hãng tin Bloomberg cho biết Italy đã cắt giảm mạnh lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong vòng 6 tháng qua bằng nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung./.

Nguồn: RT, Bloomberg, news.am


Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Tết Nguyên đán 2023 nghỉ khoảng 10 ngày, hàng không bắt đầu mở bán vé

Các hãng hàng không nội địa vừa đồng loạt mở bán vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Với dịp cao điểm đi lại như Tết Nguyên đán, hành khách được khuyến cáo chủ động lịch trình đi lại nên đặt vé sớm để có nhiều lựa chọn giờ bay, đặc biệt là có nhiều lựa chọn vé giá rẻ khi năm nay số ngày nghỉ Tết Nguyên đán có thể kéo dài 10 ngày.

Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm

Nắng nóng kéo dài đã dẫn đến hạn hán ở nhiều vùng của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Hà Nam - nơi được coi là 'vựa lúa' của nước này. Cơ quan khí tượng Trung Quốc đã phát cảnh báo nhiệt độ cao trong 25 ngày liên tiếp.

Gu chọn nhà của người thành đạt

Giới tinh hoa từ trong nước và nước ngoài tìm kiếm những căn hộ ở vùng lõi TP HCM với những tiêu chí cao nhất về chất lượng sống.

Gỡ khó cho nhà thầu giao thông khi bão giá

Những nhà thầu tại các dự án cao tốc Bắc - Nam gặp nhiều khó khăn do giá vật liệu xây dựng tăng phi mã. Một số nhà thầu rơi vào cảnh càng làm càng lỗ nhưng nếu dừng thi công thì bị phạt hợp đồng.