Phong cách sống

Anh nông dân đào được cây gỗ "đen sì" dài 20m, ước tính hơn 350 tỷ đồng: Cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường

TIN MỚI

Vào ngày 11/11/2015, một cây gỗ dài khoảng 20m đã được tìm thấy tại một mảnh ruộng thuộc thị trấn Công Nghị, thành phố Sùng Châu, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Theo lời kể của người dân, sáng sớm hôm đó, khi một anh nông dân trong thị trấn đang làm ruộng thì đào trúng một khúc gỗ đen sì và cứng. Càng đào, anh càng thấy đó là một khúc gỗ lớn hơn bình thường nên đã hô hoán mọi người xung quanh tới giúp. Sự việc này nhanh chóng được lan truyền đi khắp vùng.

Vào lúc 16h30 cùng ngày, các phóng viên địa phương đã có mặt tại hiện trường để đưa tin. Trên cánh đồng, người dân tập trung rất đông, họ vừa theo dõi quá trình đào cây gỗ lạ, vừa bàn tán rất rôm rả. Cách đó không xa, phóng viên thấy một cái hố lớn dài khoảng 30m, rộng 3m, sâu gần 2m được đào ra trên mảnh đất đang canh tác. Ngay bên cạnh là 3 khúc gỗ lớn có đường kính khoảng 60m, tổng độ dài là 10m.

Anh nông dân đào được cây gỗ

Ảnh minh họa: Ifeng

Theo chia sẻ của người dân, vẫn còn một khúc gỗ lớn hơn, dài khoảng 10m ở dưới đáy hố. Tuy nhiên cuối ngày hôm đó, khúc gỗ này cũng đã được người dân đào lên. Hầu hết mọi người đều cho rằng cây gỗ khổng lồ này có thể là một loại gỗ quý hàng nghìn năm tuổi.

Ông Trần, một người dân tại thị trấn cho biết ông chính là chủ nhân của mảnh đất nói trên. Cách thời điểm đó 1 tháng, ông đã cho một người đàn ông họ Thược thuê gần 2 mẫu đất để làm ăn, trồng trọt. Ông không ngờ được rằng người đàn ông đấy lại đào được số gỗ đó trên mảnh ruộng nhà mình.

Phóng viên cho biết cũng trong sáng hôm đó, sau khi tin tức về những khúc gỗ được lan truyền, Chính quyền thị trấn Công Nghị và cảnh sát thành phố Sùng Châu đã lập tức tới hiện trường để kiểm tra, đồng thời bố trí lực lượng phong tỏa khu vực xuất hiện cây gỗ lạ.

Anh nông dân đào được cây gỗ

Ảnh minh họa: Ifeng


Cũng theo các chuyên gia, loại gỗ này vô cùng quý hiếm, có giá trị kinh tế và giá trị nghiên cứu rất cao. Theo đó, gỗ âm trầm là loại gỗ bị cacbon hóa, được hình thành từ những cây cổ thụ cách đây hàng nghìn năm thậm chí hàng vạn năm, bị chìm, vùi lấp xuống sông do các nguyên nhân tự nhiên. Sau thời gian dài ngâm mình trong nước, kết cấu gỗ đã thay đổi.

Anh nông dân đào được cây gỗ

Ảnh minh họa: Ifeng

Về đặc điểm màu sắc, gỗ âm trầm có nhiều màu khác nhau như nâu, xám, đen, xanh đen, tím… sau 1 thời gian dài, gỗ bị cacbon hóa và trở thành màu sẫm đen như than. Cùng sự xâm nhập của các loại khoáng chất khác và sự ngâm mình trong nước cả vạn năm nên gỗ âm trầm trở nên rắn chắc và không bị mục hay sâu mọt, được coi là tinh hoa của trời đất.

Với cây gỗ lớn được tìm thấy, các chuyên gia ước tính giá trị của nó ít nhất là 100 triệu NDT (hơn 350 tỷ đồng). Trước đó vào năm 2013, sau khi một cây gỗ âm trầm được phát hiện ở Bành Châu, thuộc thành phố Thành Đô, một nhà sưu tập gỗ mun cấp cao cho biết giá của loại gỗ Kim tơ nam mộc âm trầm là hơn 80.000 NDT/m3 (gần 300 triệu đồng). Thậm chí, loại gỗ âm trầm thuộc dạng thông thường, có nguồn gốc từ cây long não có thể cũng đạt 10.000 NDT/m3(gần 36 triệu đồng).

Cũng chính vì giá trị của gỗ âm trầm rất cao nên từ thời xa xưa, chỉ có vua chúa mới có thể sở hữu loại gỗ quý này. Cụ thể, vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, gỗ âm trầm đã trở thành loại gỗ quý chuyên được dùng cho tất cả các cung điện hoàng gia và được dùng làm quan tài cho hoàng gia.

(Theo Ifeng.com)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm