Theo đó, các kho hàng tự động hạng A dự kiến tăng trưởng tốc độ kép hàng năm là 12,5%, đạt đỉnh điểm khoảng 324 triệu feet vuông vào năm 2027-2028. Kho hạng A là cơ sở hạ tầng hiện đại, có trang thiết bị lưu trữ, lắp ráp và phổ biến chất lượng cao.
Báo cáo của Alvarez & Marsal cho biết thêm, các kho hàng sẽ chia từ cấp độ 0 (biểu thị hoạt động thủ công) đến cấp độ 4 (tự động hóa toàn diện). Hiện tại, các kho hàng ở Ấn Độ có khả năng hoàn thiện tự động hóa khác nhau, chủ yếu nằm trong cấp độ 0 đến cấp độ 2.
Việc áp dụng tự động hóa kho hàng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như nâng cao hiệu quả và năng suất; giảm chi phí vận hành; cải thiện độ chính xác trong thực hiện đơn hàng...
Báo cáo cũng cho biết những thách thức khi áp dụng tự động hóa trong kho bãi của Ấn Độ do tính chất sử dụng nhiều lao động của nước này trong các lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, việc thiết lập một hệ sinh thái tự động hóa đòi hỏi phải đầu tư vào các nhà cung cấp dịch vụ địa phương, các công cụ công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì liên tục. Đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa cơ sở hạ tầng tiên tiến, tích hợp công nghệ liền mạch và quan hệ đối tác hợp tác giữa con người và tự động hóa.
"Việc phát triển khai công nghệ tự động hóa trong kho bãi đòi hỏi phải đánh giá chi phí và lợi ích liên quan. Tự động hóa cải thiện hiệu quả, giảm lỗi của con người, tuy nhiên, các tổ chức phải đảm bảo rằng các công nghệ đã được họ lựa chọn phù hợp với mục tiêu chiến lược và yêu cầu hoạt động", ông Manish Saigal, Giám đốc điều hành, Alvarez & Marsal chia sẻ thêm.
Tuệ Anh (TheoETInfra)