Ung thư được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có chi phí điều trị cao bậc nhất, vì thế chúng ta nên phòng ngừa sớm và điều trị sớm, trước khi tế bào ung thư di căn.
Ở giai đoạn tiền ung thư, nhiều bộ phận trên cơ thể sẽ "lên tiếng", trong đó phần cổ cũng thường "tố cáo" nhiều dấu hiệu của bệnh. Theo GS.BS Zhao Ping (Bác sĩ trưởng của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc): Khi bệnh ung thư tuyến giáp đã tiến triển thì bệnh nhân thường xuất hiện một hoặc nhiều cục u ở cổ. Ở những bệnh nhân nặng thì khối u trên cổ sẽ rõ ràng, nhìn thấy bất đối xứng ở hai bên. Khối u sẽ to lên nhanh chóng, gây đau. Nếu xảy ra hiện tượng này, cần đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Nhưng cần lưu ý rằng không chỉ có nổi u ở cổ thì mới là mắc ung thư, các bác sĩ còn cảnh báo thêm 2 đặc điểm khác xuất hiện ở cổ là dấu hiệu bệnh ung thư gan , ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng.
Có 2 "thứ" này trên cổ thì cảnh giác ung thư đã hình thành
1. Da cổ màu đen
Bác sĩ Fang Jian của bệnh viện Nhân dân huyện Huadu, Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết, ung thư gan ngoài có dấu hiệu vàng mắt, vàng da thì còn có thể thay đổi màu da trên cổ. Ở người khỏe mạnh, màu của cổ phải giống với màu của da, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, màu của cổ có thể bị đen và đỏ, nhưng điều này là bình thường.
Nếu bạn không bị dị ứng mà vùng da cổ, đặc biệt là da gáy của bạn bỗng nhiên bị đen lại thành từng vệt, đó có thể là do trong cơ thể có quá nhiều chất độc không được đào thải ra ngoài, điều này dễ là dấu hiệu của các tế bào ung thư, nhất là ung thư gan.
2. Khàn giọng, sưng và đau trong thời gian dài
Khàn giọng là điều dễ hiểu nếu bạn uống quá nhiều vào đêm hôm trước, nằm điều hòa lạnh, tắm đêm... Tuy nhiên, Tiến sĩ Dale Ekbom của Mayo Clinic cho biết, nếu giọng nói trở nên khàn không rõ nguyên nhân, và tình trạng khàn tiếng kéo dài trong vài tuần thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng .
Bên cạnh đó, khàn tiếng cũng có thể là ung thư tuyến giáp, khi kích thước của khối u quá lớn sẽ gây chèn ép lên các bộ phận xung quanh, khi dây thanh quản bị chèn ép sẽ xuất hiện tình trạng khàn tiếng, khó nuốt, sưng và đau.
Chúng ta cần làm gì để phòng tránh ung thư ?
1. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người đi khám sức khỏe vài năm 1 lần. Xong thực tế khám sức khỏe rất cần thiết thực hiện 6 tháng 1 lần để tìm ra những bất thường ở máu, gan, phổi, thận... vừa có thể phòng tránh các căn bệnh mãn tính, vừa phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư.
2. Kiểm soát cân nặng thật tốt
Nghiên cứu cho thấy béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư. Chính vì vậy nếu muốn ngừa bệnh, mọi người nên kiểm soát lượng calo mình nạp mỗi ngày, khi muốn giảm cân bạn hãy nạp ít calo hơn và đốt cháy mỡ thừa bằng cách tập thể dục.
3. Có thói quen ăn uống lành mạnh
"Bệnh tật từ miệng mà ra" - Có rất nhiều bệnh xuất hiện do chúng ta có chế độ ăn không khoa học, quá nhiều đồ muối, đồ chiên rán, đồ nhiều chất béo. Đây đều là những thực phẩm gây hại cho hệ miễn dịch, tạo điều kiện để tế bào ác tính hình thành.
Bạn nên ăn nhiều rau quả tươi vì chúng rất giàu chất xơ, nguyên tố vi lượng và nhiều loại vitamin, các chất dinh dưỡng này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể, đồng thời ngăn chặn sự tác động của nitrit và các chất có hại khác từ thực phẩm lên cơ thể, do đó có thể ngừa ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, hãy tích cực bổ sung các thức uống lành mạnh cho cơ thể, như nước ấm, nước mật ong, nước tía tô...