Kỹ năng sống

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc

Có những hành vi vệ sinh trong nhà tưởng sạch nhưng thực ra lại rất bẩn, thậm chí còn gây hại cho chính sức khoẻ của người dùng mà không hề hay biết. Cùng "điểm danh" 9 hành động gây hiểu lầm đó nhé!

1. Rửa thịt sống dưới vòi nước

Khi mua thịt tươi về, nhiều người thường rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy. Hành động này nhìn qua có vẻ sạch sẽ nhưng thực chất lại vô cùng mất vệ sinh và không an toàn.

Mặc dù nước có thể rửa trôi bụi bẩn trên bề mặt thịt nhưng các vi sinh vật có hại lại dễ dàng bắn ra ngoài cùng những giọt nước, lan rộng khắp bồn rửa, thậm chí làm ô nhiễm cả căn bếp.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 1.

Vì vậy, cách làm sạch này là không đúng. Thay vào đó, bạn nên đặt thịt sống vào một chậu hoặc bát đựng, thêm lượng nước vừa đủ và một ít muối ăn để thịt ngâm trong nước một thời gian. Cách này không chỉ giúp loại bỏ máu và tạp chất trên bề mặt thịt mà còn tận dụng được khả năng sát khuẩn của muối, tiêu diệt một phần vi khuẩn và virus.

Sau khi rửa sạch thì chuyển thịt sang một chậu sạch khác, đồng thời rửa luôn dụng cụ vừa sử dụng để tránh làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác hoặc khu vực bếp. Cuối cùng, đừng quên rửa tay thật sạch nhé.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 2.

2. Dùng 1 chiếc khăn lau cả căn bếp

Sau bữa ăn, nhiều người thường dùng một chiếc khăn để lau từ bàn ăn, bếp đến chén bát. Họ nghĩ đó là cách dọn dẹp nhanh gọn và sạch sẽ nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe.

Theo nghiên cứu, trên mỗi chiếc khăn lau có thể chứa đến hàng trăm tỷ vi khuẩn. Khi dùng chung một chiếc khăn để lau nhiều nơi, bạn đã vô tình “phát tán” vi khuẩn ra khắp nhà.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 3.

Cách làm đúng là chúng ta chia khăn lau theo chức năng, ví dụ: một chiếc để rửa bát, một chiếc để lau bếp và một chiếc khác để lau bàn ăn. Từ đó sẽ tránh tình trạng lây nhiễm chéo hiệu quả.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 4.

Ngoài ra, cứ vài ngày, bạn nên đun sôi khăn lau với một ít kiềm để khử trùng và sau khoảng 3 tháng thì thay toàn bộ khăn. Đây mới là cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thật sự.

Còn nếu bạn muốn tiện lợi hơn thì có thể sử dụng khăn lau dùng một lần, sau khi dùng thì vứt đi ngay.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 5.

3. Dùng khăn ướt lau trái cây

Trước khi ăn trái cây, nhiều người thường dùng khăn giấy ướt lau qua bề mặt vì nghĩ rằng như vậy giúp làm sạch bụi bẩn, lúc ăn sẽ yên tâm hơn.

Tuy nhiên, thực tế cách làm này không hề sạch sẽ mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe. Việc dùng khăn giấy hay khăn giấy ướt không thể loại bỏ được lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên bề mặt trái cây. Thay vào đó, bạn nên rửa trái cây dưới vòi nước chảy trong vài chục giây, sau đó ngâm trong nước muối loãng một lúc mới đủ an toàn.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 6.

 4. Trải khăn nhựa lên bàn ăn

Trải khăn nhựa lên bàn ăn vừa để bảo vệ mặt bàn khỏi trầy xước, vừa tăng tính thẩm mỹ. Nhưng thực tế, khăn nhựa rất dễ bám bụi, vi khuẩn và nếu có thức ăn hoặc dầu mỡ bám vào lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Thậm chí, một số loại khăn nhựa kém chất lượng được làm từ nhựa PVC có thể thải độc tố khi tiếp xúc với thực phẩm.

Vậy nên hãy hạn chế sử dụng khăn nhựa trên bàn ăn. Nếu cần thiết thì bạn chọn loại đảm bảo chất lượng và vệ sinh thường xuyên khăn trai bàn nhé.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 7.

5. Dùng lồng bàn đậy thức ăn thừa

Lồng bàn giúp ngăn ruồi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nhưng cũng không hẳn là sạch sẽ. Khi ruồi đậu trên lồng bàn, chúng có thể để lại trứng hoặc vi khuẩn và chính những vi khuẩn này có thể xuyên qua lỗ lưới để rơi vào thức ăn.

Nếu bạn muốn bảo quản thức ăn thì đậy bằng hộp kín hoặc bọc thực phẩm chuyên dụng sẽ đảm bảo vệ sinh hơn.  

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 8.

6. Dùng nước sôi khử trùng đũa gỗ 

Nhiều người có thói quen luộc đũa trong nước sôi ở nhiệt độ cao vì nghĩ rằng có thể loại bỏ vi sinh vật trên bề mặt đũa. Cách làm sạch này đơn giản, hiệu quả và rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cũng cần biết rằng nếu đũa đã sử dụng trên 6 tháng thì hành động này chả có tác dụng gì. Vì 1 số loại nấm mốc đã trở nên "cứng đầu", có khả năng chịu nhiệt rất cao, thậm chí không bị tiêu diệt khi đun sôi.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 9.

Vì vậy, khử trùng đũa bằng nước sôi tưởng chừng như hợp vệ sinh nhưng thực chất lại rất bẩn. Đặc biệt khi bề mặt đũa bị mòn, nứt hoặc đũa bị biến dạng, cong thì phương pháp làm sạch bằng nước sôi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc bám dai hơn.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 10.

7. Phơi vỏ gối mỗi tháng 1 lần

Gối nhà bạn bao lâu thì thay một lần? Có lẽ nhiều người để đến mấy năm mới thay gối 1 lần. Dù hàng tháng mang gối ra phơi nắng trông có vẻ sạch nhưng thực chất lại không hề vệ sinh.

Khi ngủ, chúng ta đổ mồ hôi, da đầu và mặt tiết dầu dẫn đến dầu và mồ hôi tích tụ khiến gối ố vàng, thậm chí bị mốc đen. Bên trong gối còn tích tụ các mảnh da chết và mạt bụi. Dù có thường xuyên giặt và phơi áo gối, phần ruột gối vẫn rất khó làm sạch hoàn toàn.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 11.

Vì vậy, lời khuyên là nên thay gối ít nhất một lần mỗi năm và chọn gối cao su hoặc chất liệu sợi tổng hợp vì các loại này có khả năng chống mạt bụi tốt hơn. Đồng thời, hạn chế dùng gối lông vũ hoặc bông vì các chất liệu này dễ tích tụ mạt bụi, trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 12.

8. Vệ sinh kỹ bình giữ nhiệt

Liệu bạn có nghĩ rằng bình giữ nhiệt làm từ thép không gỉ thì sẽ không bao giờ cần thay mới mà chỉ cần rửa sạch là đủ? Đây là suy nghĩ sai lầm đấy!

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 13.

Khi thấy bên trong bình có vết trầy xước rõ rệt hoặc nước uống có vị như gỉ sắt, đó là dấu hiệu bạn cần thay bình ngay. Bởi khi lớp bảo vệ bề mặt bị hỏng, kim loại như niken và crom bên trong sẽ hòa tan vào nước. Hơn nữa, những vết trầy xước này cũng dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, vô tình theo nước đi vào cơ thể.

Ngoài ra, đừng quên vệ sinh kỹ gioăng cao su ở nắp bình giữ nhiệt. Bởi vì sau một thời gian sử dụng, vòng đệm này rất dễ trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 14.

9. Ít giặt khăn lau tay sợi chenille

Sau khi rửa tay, nhiều người thường dùng khăn lau tay sợi chenille để lau khô tay. Tuy nhìn có vẻ sạch nhưng thực tế nếu khăn lau tay sợi chenille lâu ngày không được giặt thì còn khiến tay bạn bẩn hơn cả khi không lau. 

Khăn lau tay chenille hoặc khăn mặt lâu ngày không giặt sẽ trở thành nơi tích tụ vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác. Khi chúng ta rửa tay sạch với xà phòng xong mà lại dùng những chiếc khăn này để lau tay, thì thực ra lại vô tình làm nhiễm bẩn tay một lần nữa.

Do đó, bạn nên giặt khăn lau tay thường xuyên và để chúng phơi dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo vệ sinh.

9 hành vi dọn rửa tưởng sạch nhưng lại “rước họa vào thân”, thậm chí khiến cả nhà ngộ độc- Ảnh 15.

Nguồn: Toutian

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm