Kể từ đầu năm, thị trường chứng khoán đã chứng kiến nhịp tăng trưởng liên tục khi VN -Index đã tăng 140 điểm lên mức 1.269,98 điểm. Trong hơn 2 tháng qua, động lực chính của thị trường đến từ các cổ phiếu trụ. Trong đó, vốn hóa của 20 doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thị trường đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất.
Trong số những đơn vị ghi nhận vốn hóa tăng, đã có tổng cộng 9 cái tên
Đứng sau Vietcombank về mức tăng vốn hóa tiếp tục là hai ngân hàng "Big 4" khác là BIDV (tăng 62.700 tỷ đồng) và VietinBank (tăng 50.200 tỷ đồng). Ngoài 3 ngân hàng thuộc Big 4, còn có ACB, Techcombank và MB là các ngân hàng nằm trong danh sách 9 pháp nhân có vốn hóa tăng trên 1 tỷ USD.
Ngoài việc tăng mạnh, tổng vốn hóa của 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank tính đến thời điểm hiện tại đã vượt 1 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 1/5 tổng giá trị toàn sàn HoSE. Đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Về lý do vốn hóa của 3 ngân hàng thuộc nhóm Big4 tăng mạnh trong những tháng đầu năm có thể kể đến việc cả Vietcombank, BIDV va VietinBank đều ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn trong những năm qua. Bên canh đó, các nhà băng này cũng đã thiết lập kỷ lục lợi nhuận mới trong năm 2023.
Một điểm chung của "Big 3" ngân hàng là đều đang có kế hoạch tăng vốn khi trong thời gian gần đây cả Vietcombank, BIDV và VietiBank đều đã lên phương án phân phối lợi nhuận cho các năm trước. Trong báo cáo chiến lược 2024, SSI Research đánh giá những ngân hàng có khả năng tăng vốn sớm hơn sẽ có điều kiện tốt hơn để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, giành thêm thị phần và đạt kết quả khả quan hơn so với các ngân hàng khác.
Những doanh nghiệp phi tài chính vốn hóa tăng trên 1 tỷ USD
Không chỉ có các ngân hàng, cũng đã có ba doanh nghiệp phi tài chính ghi nhận mức vốn hóa tăng trên 1 tỷ USD. Đầu tiên phải kể đến "ông trùm" ngành hàng không Việt Nam là ACV. Cụ thể, công ty này cũng đã ghi nhận mức vốn hóa 43.000 tỷ đồng lên mức 186.700 tỷ đồng.
Đà tăng mạnh từ đầu năm đưa ACV "chễm chệ" ở vị trí thứ 5 trong danh sách các doanh nghiệp lớn nhất toàn sàn chứng khoán, đứng trên hàng loạt cái tên "đình đám" như Hòa Phát, Vingroup, Vinamilk, VPBank, Techcombank,… Mức vốn hóa của ACV hiện chỉ kém "Big 3" ngành ngân hàng Vietcombank, BIDV, VietinBank và Vinhomes.
ACV hiện đang nắm độc quyền cung cấp các dịch vụ hàng không cho các hãng bay trong và ngoài nước như dịch vụ an ninh, dịch vụ mặt đất, phục vụ hành khách, cất cánh và hạ cánh… Tổng công ty được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Sau khi lên sàn chứng khoán, kết quả kinh doanh của ACV liên tục được cải thiện với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng qua từng năm trước khi Covid-19 xuất hiện. Sau giai đoạn 2020-2021 khó khăn, ACV đã nhanh chóng tăng trưởng trở lại sau khi đại dịch được đẩy lùi và nền kinh tế bước vào pha hồi phục.
Ngoài ACV, hai cái tên phi tài chính còn lại ghi nhận vốn hóa tăng trên 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm còn có hai cái tên gây bất ngờ là Tập đoàn Cao su Việt Nam (tăng 34.000 tỷ đồng) và Viettel Global (tăng 39.900 tỷ đồng). Đây cũng là một điều gây ra bất ngờ khi trong năm qua GVR ghi nhận khoản lợi nhuận giảm, nhưng doanh nghiệp này đang được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vì sở hữu nhiều bất động sản khu công nghiệp đình đám. Còn về phía Viettel Global thì doanh nghiệp này vẫn đang lỗ lũy kế, chịu ảnh hưởng nhiều từ tỷ giá và sự bất ổn chính trị tại một số quốc gia doanh nghiệp này đang đầu tư vào.