Kỹ năng sống

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard

Tóm tắt:
  • IQ của trẻ phát triển bởi môi trường gia đình, với giai đoạn 0-6 tuổi là thời gian quan trọng nhất.
  • Thường xuyên hôn và âu yếm trẻ giúp kích thích não bộ và củng cố mối liên kết yêu thương.
  • Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thử nghiệm và khám phá, tạo môi trường phát triển tự nhiên.
  • Đọc sách cho trẻ nghe tăng cường vốn từ và khả năng đọc hiểu, góp phần nâng cao IQ.
  • Khuyến khích trẻ giao tiếp và tiếp xúc với nhiều người giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và ghi nhớ.

Ngoài yếu tố bẩm sinh, chỉ số IQ của trẻ được quyết định bởi môi trường và gia đình. Mỗi đứa trẻ sẽ chỉ có một thời kỳ đỉnh cao để phát triển IQ não bộ. Một tập hợp dữ liệu nghiên cứu của trường Y Harvard, trực thuộc ĐH Harvard cho thấy 5-6 tuổi là thời điểm não bộ của trẻ phát triển đến 80-85% trong sự phát triển toàn diện.

Điều này có nghĩa 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển trí não rất quan trọng. Vậy làm thể nào để kích thích trí thông minh của trẻ trong những ngày thơ ấu?

Dưới đây là một số gợi ý được trường đại học Harvard đưa ra.

1. Thường xuyên hôn và âu yếm trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi

Vào năm 1959, nhà tâm lý học người Mỹ Harry Harlow và các đồng sự đã thực hiện một thí nghiệm.

Họ tách những chú khỉ sơ sinh khỏi mẹ ngay từ ngày đầu tiên chào đời và để chúng sống cùng hai loại "mẹ" nhân tạo trong 165 ngày: Một mẹ làm bằng thép có gắn bình sữa và một mẹ bọc vải mềm nhưng không có sữa.

Kết quả cho thấy, những chú khỉ chỉ tìm đến mẹ thép khi đói, còn hầu hết thời gian chúng quấn quýt với mẹ vải.

Điều này chứng minh rằng, sự tiếp xúc cơ thể quan trọng hơn cả việc cho ăn, và điều này cũng đúng đối với trẻ em.

Việc tiếp xúc thân thể thường xuyên giúp kích thích não bộ trẻ và củng cố mối liên kết yêu thương giữa cha mẹ và con cái.

Việc tiếp xúc thân thể thường xuyên giúp kích thích não bộ trẻ và củng cố mối liên kết yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Ảnh minh họa

Việc tiếp xúc thân thể thường xuyên giúp kích thích não bộ trẻ và củng cố mối liên kết yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Ảnh minh họa

2. Hãy là người làm vườn thay vì thợ mộc

Thợ mộc chạm khắc gỗ theo ý muốn còn người làm vườn giúp cây cối phát triển.

Tương tự, cha mẹ có thể ép con thành người họ muốn hoặc tạo môi trường khuyến khích trẻ phát triển lành mạnh.

Ví dụ, thay vì ép con học piano hay violin, phụ huynh khôn ngoan sẽ nuôi dưỡng con trong môi trường đầy âm nhạc để trẻ tự thấy thích và học đàn. Họ cũng sẵn sàng cho con chuyển hướng sang chơi trống nếu đó là điều con đam mê.

3. Tập thể dục thường xuyên

Trong cuốn ''Tập thể dục làm biến đổi não bộ'' của Phó giáo sư John Reddy đến từ trường Y Harvard đã đề cập đến sự liên kết giữa việc tập thể dục và trí não.

Sau 20 năm nghiên cứu về vấn đề này, ông đưa ra kết luận: ''Tập thể dục không chỉ rèn luyện thể lực mà còn giúp tăng cường trí não và giúp trẻ em thông minh hơn''.

Ông đã áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế và đạt được những kết quả nhất định. Như chương trình giáo dục thể chất cho 19.000 học sinh của giáo sư Reddy tại một trường học ở ngoại ô Chicago.

Kết quả cho thấy không chỉ giúp các em khoẻ mạnh mà những đứa trẻ của ngôi trường này đã xếp thứ 6 về toán học và thứ nhất về khoa học và công nghệ trong dự án nghiên cứu xu hướng toán học và công nghệ quốc tế, được tổ chức trên khắp thế giới vào năm 1999 với sự tham gia của 23.000 học sinh.

Tập thể dục cũng giúp não tăng tốc. Thí nghiệm được áp dụng trên chuột cho thấy, những con được tập thể dục, vùng hải mã có chức năng ghi nhớ lớn hơn 15% và nặng hơn 9% so với những con chuột không tập luyện.

Vì vậy việc trẻ làm bài tập sau khi tập thể dục là hiệu quả. Một số trường học nổi tiếng ở Bắc Kinh giao bài tập về nhà cho trẻ là nhảy dây.

Bởi đây là một trong những bài tập cải thiện trí nhớ của trẻ. Ngoài ra, bóng bàn cũng là một bài tập tăng cường trí não và có thể ngăn ngừa cận thị.

Vì vậy, làm thế nào để biến việc tập thể dục thể thao trở thành thói quen hàng ngày của con bạn:

- Đầu tiên, cha mẹ nên chủ động dẫn trẻ đi tập thể dục. Thời điểm bắt đầu việc này càng sớm càng tốt vì trẻ luôn luôn sẵn sàng làm nhiều việc cùng cha mẹ.

- Thứ hai cho phép trẻ tham gia các bộ môn thể thao trước giờ học.

- Thứ ba, khuyến khích và ủng hộ trẻ tham gia các môn thể thao vận động cùng bạn bè.

Tập thể dục không chỉ rèn luyện thể lực mà còn giúp tăng cường trí não và giúp trẻ em thông minh hơn. Ảnh minh họa

Tập thể dục không chỉ rèn luyện thể lực mà còn giúp tăng cường trí não và giúp trẻ em thông minh hơn. Ảnh minh họa

4. Khuyến khích trẻ thử nghiệm những điều mới

Dù mỗi đứa trẻ đều khác nhau, nhưng điểm chung là chúng có sự tò mò bẩm sinh – biểu hiện rõ nét của trí thông minh.

Những đứa trẻ càng thông minh thì càng tò mò. Cha mẹ nên khuyến khích con khám phá môi trường xung quanh và thử nghiệm những điều mới mẻ.

Khi trẻ phạm sai lầm, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn thay vì trách mắng hay chế giễu.

5. Nói chuyện và đọc sách cho con nghe thật nhiều

Nghiên cứu chỉ ra ngay cả khi mới vài tháng tuổi, trẻ chưa hiểu nghĩa của từ nhưng não đã bắt đầu tiếp nhận thông tin để xây dựng nền tảng cho việc học sau này.

Trẻ càng được nghe nhiều từ, hiệu quả càng lớn. Con sẽ có vốn từ vựng lớn, khả năng đọc hiểu tốt hơn.

Đặc biệt, việc dạy con nhận biết các cảm xúc như vui, buồn, thất vọng từ sớm cũng giúp con linh hoạt hơn.

Trẻ càng được nghe nhiều từ, hiệu quả càng lớn. Con sẽ có vốn từ vựng lớn, khả năng đọc hiểu tốt hơn. Ảnh minh họa

Trẻ càng được nghe nhiều từ, hiệu quả càng lớn. Con sẽ có vốn từ vựng lớn, khả năng đọc hiểu tốt hơn. Ảnh minh họa

6. Thói quen đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn

Nhà giáo dục Suhomlinsky từng nói: "Cách để trẻ thông minh hơn không phải là học bù đầu hay tăng lượng bài tập về nhà mà là thêm thời gian đọc sách''.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý tháng 1/2012 đã kết luận rằng đọc sách cho trẻ nghe kết hợp với tương tác có thể làm tăng chí số IQ của trẻ hơn 6 điểm.

Thực tế, một cuộc khảo sát về thói quen sinh hoạt của 177 tỷ phú cho thấy: Điểm chung lớn nhất của họ là đọc sách. Giáo sư Hồng Lan cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ có khả năng đọc sớm sẽ có tiềm năng học tập lớn hơn.

Đọc là cách hấp thụ thông tin nhanh nhất, mắt có thể đọc được 668 từ/phút. Nói nhanh nhất cũng chỉ được khoảng 250 từ/phút trong khi đó đọc nhanh gấp 3 lần.

Theo quan điểm của vị giáo sư này, nói là bản năng và đọc là một thói quen. Đọc sách là cách giúp trẻ bình tĩnh, nhìn sâu vào thế giới và nó là một phần mở rộng vô hạn cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Trẻ càng được nghe nhiều từ, hiệu quả càng lớn. Con sẽ có vốn từ vựng lớn, khả năng đọc hiểu tốt hơn. Ảnh minh họa

Đọc là cách hấp thụ thông tin nhanh nhất, mắt có thể đọc được 668 từ/phút. Nói nhanh nhất cũng chỉ được khoảng 250 từ/phút trong khi đó đọc nhanh gấp 3 lần. Ảnh minh họa

7. Chịu khó giải thích

Nhiều người mệt mỏi khi con liên tục hỏi "tại sao". Tuy nhiên, nếu chịu khó giải thích, cha mẹ giúp con tiếp thu cái mới, não bộ hoạt động hiệu quả hơn.

Việc được giải thích các thắc mắc cũng thúc đẩy trẻ điều chỉnh hành vi cho hợp lý.

8. Khuyến khích và khen ngợi trẻ

Bất kỳ tiến bộ nhỏ nào của trẻ cũng xứng đáng được khen ngợi. Chẳng hạn, khi trẻ tự mặc quần áo, hãy ôm và khen ngợi chúng.

Khi trẻ thuộc một bài thơ, hãy động viên. Khi trẻ đạt được thành tích tốt, hãy cùng trẻ ăn mừng. Lời khen không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp trẻ tự tin vào bản thân.

So với điểm số cao, sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ mới là điều cha mẹ cần quan tâm hàng đầu.

Quan trọng nhất, hãy dành cho trẻ nhiều tình yêu và sự đồng hành, vì những điều này sẽ mang lại hiệu quả giáo dục lâu dài và bền vững hơn bất kỳ phương pháp vượt trước nào.

Bất kỳ tiến bộ nhỏ nào của trẻ cũng xứng đáng được khen ngợi. Ảnh minh họa

Bất kỳ tiến bộ nhỏ nào của trẻ cũng xứng đáng được khen ngợi. Ảnh minh họa

9. Cho con tiếp xúc nhiều người

Cha mẹ nên cho con tiếp xúc với nhiều người từ khi còn sơ sinh.

Theo nghiên cứu, những em bé tương tác thường xuyên với những người nói ngôn ngữ khác nhau có thể giúp não hình thành năng lực học ngoại ngữ trong tương lai.

Tương tự, trẻ nhìn thấy nhiều gương mặt đa dạng được rèn luyện khả năng ghi nhớ. Đương nhiên, khi cho con tiếp xúc với nhiều người, cha mẹ phải đảm bảo yếu tố an toàn.

Các tin khác