"May mắn chúng tôi đã không bỏ cuộc", chị Tươi chia sẻ khi đang chăm con thứ hai chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Chị Tươi ôm con trong tay sau nhiều năm chờ đợi. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Chị Tươi kết hôn từ năm 19 tuổi nhưng mắc buồng trứng đa nang, chồng bị vô tinh nên ba năm không có thai tự nhiên. Họ thực hiện IVF tại một bệnh viện ở Hà Nội, lần đầu chuyển phôi thất bại, lần hai đậu thai đôi nhưng sinh non. Một bé mất ngay sau sinh, bé còn lại sống nhưng bị bại não. Vừa chăm con bệnh tật, vợ chồng chị vừa nuôi hy vọng có thêm một đứa con khỏe mạnh. Chị Tươi tiếp tục kích trứng để IVF nhưng thêm ba lần chuyển phôi thất bại, trong khi xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ hai vợ chồng bình thường.
Đầu năm 2020, họ tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, thăm khám. Bác sĩ Nguyễn Khánh Huyền đánh giá đây là trường hợp khó với nhiều yếu tố bất lợi khiến tỷ lệ thành công thấp. Người vợ mắc buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng chất lượng trứng, còn người chồng vô tinh cần sử dụng kỹ thuật chọc hút tinh hoàn thu tinh trùng (PESA).
Sau khi thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn tạo phôi (kỹ thuật ICSI), các phôi thai được nuôi dưỡng trong hệ thống tủ time-lapse, tích hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo và hệ thống camera quan sát 24/24h. Môi trường bên trong tủ nuôi cấy mô phỏng buồng tử cung của người mẹ, với các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, nồng độ không khí... tối ưu. Kết quả tạo được 9 phôi ngày 5 và một phôi ngày 6. Bác sĩ chuẩn bị niêm mạc tử cung đủ điều kiện, chuyển một phôi ngày 5 giúp chị Tươi đậu thai. Tuy nhiên, đến tuần thứ 12, thai nhi được chẩn đoán mắc dị tật Hygroma kystique, buộc phải đình chỉ thai kỳ.
Chị Tươi sau đó được chỉ định sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT-A), chọn ra phôi bình thường để chuyển vào tử cung. Tuy nhiên, 4 lần tiếp theo may mắn vẫn chưa tới. Bác sĩ chỉ định soi buồng tử cung để tìm nguyên nhân chuyển phôi thất bại, phát hiện viêm niêm mạc tử cung mạn tính. Chị Tươi được điều trị viêm, kết hợp cào nội mạc tử cung giúp tăng khả năng đậu thai trong lần chuyển phôi tiếp theo.
Tháng 7/2024, vợ chồng chị Tươi tạo được 14 phôi ngày 5 trong chu kỳ IVF mới. Kết quả xét nghiệm PGT-A cho thấy có 4 phôi bình thường. Sau khi chuẩn bị nội mạc tử cung tối ưu, chị Tươi được chuyển một phôi ngày 5. Lần này, chị đậu thai, hạ sinh được con trai nặng 3,6 kg vào tháng 3/2025.
Theo bác sĩ Huyền, với những ca bệnh khó như chị Huyền, việc kiên trì điều trị, tuân thủ phác đồ và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ là yếu tố then chốt. Tại IVF Tâm Anh Hà Nội, nhờ kết hợp liệu pháp cặp đôi, phác đồ điều trị cá thể hóa cùng công nghệ nuôi cấy phôi, năm 2024 tỷ lệ IVF thành công trung bình đạt hơn 71%. Với các trường hợp sàng lọc di truyền phôi, tỷ lệ thành công có thể đạt 75- 85% tùy độ tuổi và tình trạng phôi.
20h ngày 13/5, chương trình tư vấn trực tuyến "IVF Tâm Anh - 18 năm kiến tạo diệu kỳ: Chiến lược điều trị vô sinh nam & nữ toàn diện" sẽ được phát sóng trên fanpage VnExpress, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Các chuyên gia hàng đầu tại IVF Tâm Anh trực tiếp giải đáp về những nguyên nhân gây vô sinh và phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản hiệu quả. Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây. |